Mười ngày ở Vinh mùa xuân 1973

Hòa bình đến với cả nước sau 30-4-1975 là một hòa bình đồng nghĩa với chiến thắng. Cảm hứng chiến thắng lúc ấy lấn át tất cả. Nhưng hòa bình lập lại ở miền Bắc sau Hiệp nghị Paris đầu 1973 , mới thật là hòa bình với nghĩa thông thường của nó. Hòa bình lúc này là chiến tranh được lộn trái lại , nó gợi ra bao sượng sùng bỡ ngỡ, người ta run rẩy sống với mảnh đất dưới chân với cảm hứng kỳ lạ . Có một cái gì hôm qua mất đi, chỉ còn sự đổ nát ở lại. Trong lao động khắc phục di lụy của chiến tranh, người ta cảm thấy như lần đầu được sống .

Đấy là điều tôi đã trải nghiệm khi mà, với tư cách phóng viên của tạp chí Văn Nghệ quân đội , tôi có mặt ở Vinh trong cái mùa xuân 1973 hết sức độc đáo đó. Đã có nhiều người ca ngợi Vinh anh hùng bất khuất. Trong những trang nhật ký sau đây , tôi muốn ghi nhận Vinh trong cái vẻ đời thường hậu chiến . Tạm gọi là những bức ảnh mà có khi ta đã quên lãng , nhưng khi xem lại, bất cứ thế nào cũng thấy có một phần cuộc đời của mình trong đó. VTN Tiếp tục đọc

3. Việt Nam văn hoá sử đại cương một cuốn sách bị lãng quên

3. Việt Nam văn hoá sử đại cương

một cuốn sách bị lãng quên

In trên giấy dó thô ráp, chữ mờ khó đọc, song đây lại là một cuốn sách bổ sung đắc lực cho Việt Nam Văn hoá Sử Cương (1938) của cùng một tác giả.

Tài liệu nghiên cứu về từng ngành văn hoá một (tư tưởng, triết học, văn chương, mỹ thuật… ) ở ta, tuy đã ít song còn thấy vài bộ. Có một loại sách nghiên cứu, cũng rất cần thiết mà lại ít hơn hẳn, đó là những cuốn tìm hiểu văn hoá nói chung và bàn sâu bàn kỹ về văn hoá Việt Nam nói riêng. Tiếp tục đọc

Trên chuyến tàu đêm giao thừa

3/2/73 (30 Tết Nhâm Tý)

Đêm 30. Tôi đi để sống với những người khác, hay là để trốn chạy khỏi nỗi chán chường cá nhân– hai cái đó thật khó phân biệt.

Người từ Hà Nội đi, lúc đầu tưởng độ 100, sau 700-800, 1000. Toàn là cán bộ nhà nước, với quá nhiều xe đạp.

Sau những đớn đau tê dại, tưởng như cuộc sống đã mất những thiêng liêng. Nhưng trong những ngày giờ như lúc này vẫn là những náo nức hy vọng. Tiếp tục đọc

Hà Nội 1973

Hà Nội 1973

Gương mặt tang thương của hoà bình

9/1

Sau một ít ngày ngừng bắn, ở bên kia, ông Lê Đức Thọ và Kissinger vào họp.

Nhị Ca:

— Ông Hữu Mai thì luôn luôn chủ quan (Mỹ nó chịu rồi) ông Khải thì luôn luôn bi quan (ta cũng chịu rồi). Tôi thì tôi khách quan, tôi thấy cũng chả biết đâu mà tính được. Tiếp tục đọc

Đến với Khâm Thiên

Đến với Khâm Thiên trong cảnh tàn phá

29/12

Gần như mỗi ngày, tôi ra Khâm Thiên lại thấy một khác. Y như một công trường: Nước dềnh lên trên lòng đường. Máy đứng, cái tay gàu xoay ngang xoay dọc.

Nhiều kíp thợ cùng làm việc. Những cô TNXP hay những cô phu hồ? Giờ nghỉ, các cô ngồi chật cửa hàng bún, bánh.

Những người thợ điện ngồi vắt vẻo trên cột điện kéo lại đường dây. Những người chữa điện trong các gia đình, cầm theo một đống công tơ. Tiếp tục đọc

HÒA BÌNH &TẾT

HÀ NỘI THÁNG GIÊNG THÁNG HAI 73

Hòa bình 30-4-75 có nghĩa một chiến thắng. Một cảm giác hòa bình hơi khác đã đến với những ngày đầu 1973, sau vụ Mỹ ném bom Khâm Thiên và hiệp nghị Paris. Sổ tay tôi có ghi lại ít cảm tưởng mà thế hệ tôi thể nghiệm vào những ngày ít người nhớ đó. Mong được bạn đọc chia sẻ.

15/1

Chờ đợi hòa bình. Trong những ngày căng thẳng này, tôi cảm thấy lý trí như là bất lực: không thể nào hiểu được các sự kiện, và cắt nghĩa nó đến cùng.
Hình như hòa bình đang được người ta nâng nâng trên tay, đánh giá: ờ, thế này thì vừa. Được, được…
– Có tiến bộ bất ngờ trong cuộc hội đàm. Tiếp tục đọc

Cho con bỏ học vì thấy học không để làm gì !

Câu này trong diễn văn của bà Drew G. Faust, hiệu trưởng Trường đại học Harvard: “Bản chất của một trường đại học là trách nhiệm độc nhất vô nhị của nó với quá khứ và tương lai, chứ không chỉ đơn giản với hiện tại (…). Một trường đại học vừa nhìn về phía trước, vừa nhìn lại quá khứ theo những cách bắt buộc phải mâu thuẫn với mối bận tâm hoặc đòi hỏi nhất thời của công chúng. Trường đại học cam kết với sự vô thời hạn, và những sự đầu tư này sẽ tạo ra mùa gặt mà chúng ta không thể dự đoán và thông thường không thể đo lường được” (Giáo dục đại học – trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai, Tiếp tục đọc

NƠI GẶP GỠ CỦA BÁO CHÍ VÀ VĂN HỌC

NƠI GẶP GỠ CỦA BÁO CHÍ VÀ VĂN HỌC
Sự phát triển của thể phóng sự trong văn học nửa đầu thế kỷ XX

Mặc dù trong nền văn xuôi cổ điển Việt Nam, từ lâu người ta đã biết tới những cuốn sách “ghi chép sự thực” nổi tiếng (chẳng hạn Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục, Thượng kinh ký sự…) song trên nét lớn phải đến thế kỷ XX, trong nền văn học Việt Nam hiện đại, thì các thể văn thuộc loại ký như bút ký, phóng sự, tuỳ bút, du ký…  mới trở nên những thể tài độc lập và có sự phát triển liên tục. Tiếp tục đọc

VỀ NHỮNG TÌM TÒI HÌNH THỨC TRONG THƠ HIỆN NAY

VỀ NHỮNG TÌM TÒI HÌNH THỨC TRONG THƠ HIỆN NAY

I

Đánh giá thực trạng của thơ trong cả một giai đoạn hai mươi năm (từ 1975 tới nay) là một việc lớn, có nhiều mặt phải tính… ở đây, tôi chỉ xin phép nói một điều tôi thường chăm chú theo dõi, là sự phát triển của hình thức thơ. Hình thức thơ không chỉ bao gồm thể thơ, khổ thơ, câu thơ, mà còn là những nguyên tắc hình thành bài thơ, giọng điệu của thơ. Hình thức hiểu theo nghĩa ấy gắn bó với nội dung là một bộ phận của nội dung, khi những đổi mới về nội dung hiện ra thành những đổi mới trong hình thức. Chỉ sự đổi mới ấy mới gọi là trọn vẹn. Tiếp tục đọc

Vài nét về tư duy tự sự của người Việt

Vài nét về tư duy tự sự của người Việt

I

Thông thường một nền văn học được nghiên cứu bằng cách đi sâu đánh giá phân tích các tác giả tác phẩm quan trọng rồi từ đó hình thành nên các giai đoạn các thời kỳ chủ yếu mà nền văn học đó đã trải qua . Thế nhưng để hiểu một nền văn học trong mối quan hệ với cộng đồng đã sản sinh ra nó,người ta còn có thể đi vào nghiên cứu theo một hệ thống khác : quan niệm toát ra từ nền văn học đó về cái đẹp cái thực ,thậm chí cái không bình thường cái kỳ quặc ma quái… ? Đặc điểm của nền văn học đó bộc lộ qua việc sử dụng các phương thức như tự sự , trữ tình ? Quan niệm về một thể loại nào đó ( như thơ tiểu thuyết ) đã ổn định trong trường kỳ lịch sử ? Rồi quan niệm về việc phiên dịch các sáng tác từ các ngôn ngữ khác sang tiếng bản địa và câu chuyện giao lưu văn hoá nói chung v..v… Tiếp tục đọc

Từ kiến thức đến nhân cách

Cái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và “xây tháp ngà” để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả. Tiếp tục đọc

TỈNH TÁO NHÌN LẠI MÌNH ĐỂ TÌM CÁCH ĐỔI KHÁC …

TỈNH TÁO NHÌN LẠI MÌNH ĐỂ TÌM CÁCH ĐỔI KHÁC …

Thông qua kinh nghiệm cá nhân ,

thử phác hoạ tình trạng nhân thế

của phê bình văn học hiện thời

Tính tự phát vốn là đặc điểm của nhiều hoạt động tinh thần ở ta mấy chục năm nay trong đó bên cạnh việc sáng tác thì có cả phê bình văn học . Tiếp tục đọc

CÁI ĐỨNG ĐẰNG SAU LUẬT PHÁP

CÁI ĐỨNG ĐẰNG SAU LUẬT PHÁP

… Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó… Tiếp tục đọc

Nâng trình độ sống để thích nghi – phát triển

Nâng trình độ sống để thích nghi – phát triển

Lịch sử ngoại xâm liên miên, người Việt quen sống co lại, ít có khao khát ra với thế giới, hiểu thế giới. Càng co lại ta càng đánh mất đi khả năng phát triển, càng không đủ bản lĩnh để ra với thế giới và hiểu thế giới – nhà văn hoá Vương Trí Nhàn luận giải quá trình phát triển của Việt Nam trong hội nhập dưới góc độ văn hoá. Tiếp tục đọc

CÁI MÀ CHÚNG TA THIẾU NHẤT LÀ SỰ SÂU SẮC

CÁI MÀ CHÚNG TA THIẾU NHẤT LÀ SỰ SÂU SẮC

Thử nhìn nhận tình hình phê bình tranh luận hiện thời

Một thời đại trong văn chương chỉ được đánh dấu đầy đủ thông qua những cuộc tranh luận.Tuỳ chất lượng những cuộc tranh luận ấy người ta có thể đánh giá văn chương tiến hoá đến đâu. Tranh luận để mở đường, tranh luận để cùng nhau làm mới những việc đã cũ. Có lẽ vì nghĩ thế mà chúng thường được các nhà văn học sử chăm chú ghi nhận. Vũ Đức Phúc ở Hà Nội(1971 ) và Thanh Lãng ở Sài Gòn (1973 )… từng viết nhiều về cái mà họ gọi là những cuộc đấu tranh tư tưởng hoặc đơn giản là những vụ án trong quá khứ. Gần đây, nhóm Nguyễn Ngọc Thiện cũng sưu tầm tới trên hai ngàn trang tài liệu, làm nên bộ sách mang tên Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX ( sách ra ớ NXB Lao Động, 2002 ) Tiếp tục đọc