Monthly Archives: Tháng Một 2009

Bến quê

Tôi về tới bến sông xưa
Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò
Nhìn theo ngọn khói vu vơ
Nhớ thương thì có đợi chờ thì không
Buồn ai thả lại giữa dòng
Cho tôi mang lấy nặng lòng chiều nay
Hư hao một thoáng heo may
Sương nhòa mặt đất mây bay cuối trời-
Cất lên một tiếng đò ơ
Nhỏ nhoi như giọt mưa rơi giữa đồng.

Đọc lại Khổng Tử để hiểu con người hiện đại


Nhiều năm làm nghề phê bình văn học, song mấy năm nay, mỗi lần cầm trên tay một sáng tác, dù văn hay thơ, tôi đều rất ngại. Đọc vào cứ thấy tức tức. Hoặc đây không phải văn chương, hoặc cảm quan văn học mình bị hỏng. Để giải tỏa mối nghi ngờ bản thân, tôi quay lại đọc văn chương quá khứ, đại khái như Nửa chừng xuân, Gió đầu mùa, Chí Phèo, hoặc Tiếng thu, Lửa thiêng. Thì vẫn thấy mình bị hấp dẫn, nghĩa là mình không có lỗi… Đành buông hẳn sáng tác đương thời, mà đặt toàn bộ công sức vào việc quay trở lại với văn chương cũ. Tiếp tục đọc

Sự nghèo nàn của văn hóa sách ở VN

(TT&VH) – Trước khi đòi hỏi người đọc Việt Nam đến với sách, nên nhớ là chúng ta, những người làm văn hóa, thường chỉ đưa đến họ những cuốn sách tẻ nhạt phù phiếm xa lạ với cuộc sống của chính họ. Sự nghèo nàn của văn hóa sách Việt Nam là một căn bệnh kéo dài kinh niên trong lịch sử.

1. Văn hóa Việt Nam thường được miêu tả qua các phương diện như tín ngưỡng tôn giáo lễ tiết, thi cử, các ngành nghệ thuật, rồi phong tục tập quán, các nghề thủ công, nhà ở, đồ ăn thức uống.

Giở những cuốn lịch sử văn hóa quen thuộc từ Việt Nam văn hoá sử cương (1938) của Đào Duy Anh, qua Văn minh Việt Nam (1943) của Nguyễn Văn Huyên, Hiểu biết về Việt Nam (1954) của P.Huard và M.Durand, không đâu người ta thấy nói tới nghề làm sách.

Đọc lướt qua các bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, thấy những chữ lên ngôi, thiết triều, hạ chiếu, chinh phạt, khởi loạn, rồi ban thưởng, xướng họa,… đầy rẫy và lặp đi lặp lại dày đặc bao nhiêu thì chữ sách, đọc sách, soạn sách, dịch sách hiếm hoi bấy nhiêu. Chưa một triều đại nào trong quá khứ có thời giờ nghĩ nhiều đến sách và coi sách là việc lớn của vương triều mình.

Phải công nhận trong khi ghi chép và phân loại thành tựu văn hóa trong quá khứ, Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú đi xa hơn cả. Tác giả đã dành cả một chương mang tên văn tịch chí ghi lại sách vở các đời.

Thế nhưng đó vẫn không phải là lịch sử sách, càng không phải là sự trình bày quan niệm về sách, vai trò của sách vở trong đời sống của người Việt. Mà lý do chính là vì trong xã hội bấy giờ, những ý niệm này chưa xuất hiện, tác giả có muốn cũng không làm được.

Trong khi đó chỉ cần đọc lướt qua những cuốn lịch sử những nước có nền văn hóa phát triển người ta thấy ở xứ người, sách được dành cho một vị trí như thế nào. Sự ra đời của những cuốn sách lớn được ghi nhận như những cái mốc lớn lao đánh dấu thành tựu của cộng đồng trong việc chinh phục thiên nhiên và tự nhận thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình.

2. Để sang một bên cái nhìn lịch đại, mà chỉ xét trên phương diện đồng đại tức là nhìn tình hình sách trên một bình diện thời gian nhất định, cũng có thể thấy ngay là văn hóa sách của chúng ta khá đơn sơ.

Về kiểu loại sách: Nếu trên phương diện kinh tế, hàng hóa chúng ta sản xuất ra quá nghèo nàn về mẫu mã và chủng loại thì ở sách cũng có tình trạng tương tự. Sách được hiểu chủ yếu là các tập thơ tập văn. Trong khi đó, cả ở phương Tây lẫn phương Đông, xuất bản phẩm có nghĩa rộng hơn nhiều, sách thường tổ chức theo một hệ thống thể loại chặt chẽ, bao gồm đủ loại từ các biên khảo, các sách biên niên sử, rồi từ điển và bách khoa thư. Việc làm một cuốn sách một bộ sách có khi được người ta dành cho cả một đời người.

Về nội dung sách: Trong cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Ngọc, khi tìm hiểu thư mục di sản văn hóa Hán Nôm Việt Nam đã chỉ rõ trong số 6000 quyển sách tạm gọi là tiêu biểu cho tâm thức của trí thức Việt Nam trước khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, có quá nửa là sách học để đi thi, các bài mẫu, các sách giảng về các kinh truyện, các bài thơ phú viết theo lối văn chương hàn lâm. Tức theo Phan Ngọc, đây chỉ là một nền xuất bản phục vụ cho việc học để làm quan! Trong số 70 quyển thuộc loại nông nghiệp có 9 quyển nói về địa bạ, 4 quyển về cách kê khai ruộng đất, 5 quyển về đê điều, 18 quyển về việc đóng thuế, còn lại là nói về các thổ sản. Trong sách về thủ công nghiệp chỉ thấy nói về tiểu sử các ông thành hoàng các nghề…

Về việc bảo quản giữ gìn sách: Sau khi được sao chép ra với số lượng ít ỏi, sách chỉ có cuộc sống ngắn ngủi. Ta hay đổ cho nước ngoài – rõ nhất là thời kỳ quan quân nhà Minh sang đô hộ – tịch thu và tiêu hủy nhiều sách của ta. Song theo Phan Huy Chú, trước đó sách từng là nạn nhân của những cuộc khởi nghĩa, khi Thăng Long bị cướp phá, sách vở đã bị đốt rất nhiều.

Một phương diện nữa đánh dấu sự phát triển của văn hóa sách một quốc gia là khả năng trao đổi của sách với các tài liệu in ấn từ nước ngoài, tức là vấn đề xuất nhập khẩu sách (từ đây mở đường cho những cuốn sách lớn trở thành tài sản chung của nhân loại).

Trong một tài liệu viết về thư tịch chữ Hán ở Nhật Bản (in trên tạp chí Nghiên cứu văn học ra ở Hà Nội số 4-2008), tôi thấy người ta cho biết triều đình Nhật có cả một Thư viện gọi là Văn khố hoàng gia, sau gọi là Sảnh thư, chuyên cất giữ sách Trung Quốc. Một văn khố khác mang tên Văn khố Hồng diệp sơn hoặc Văn khố nội các, hoặc Quốc lập công văn thư quán, đến nay còn lưu giữ 185.000 quyển. Đại khái có thể ước tính 50% điển tịch đời Tùy, 51,25 % điển tịch đời Đường đã được nhập vào xứ sở Phù Tang.

Tài liệu trên còn đưa ra một con số: tới đầu thế kỷ XIX từ 70 đến 80% sách in ở Trung Quốc đã được chuyển sang Nhật. Mà ở Trung Quốc sách in ra lúc đó đã tới 100.000 loại (loại chứ không phải cuốn ).

Còn ở Việt Nam thì sao? Trên tôi đã nói là sử ta không mấy khi nhắc tới việc buôn bán trao đổi sách. Chỉ đọc cuốn lịch sử Đông Nam Á của một tác giả người Mỹ tôi mới thấy ghi thời thế kỷ XVII, chúa Trịnh từng có lệnh cấm truyền tay sách Trung Quốc (sách này do những người Tàu nhập cư mang vào). Các chúa Nguyễn có chú ý hơn tới sách vở, nhưng chắc là chỉ khá hơn các triều trước chứ hãy còn đơn sơ, chắp nhặt lắm.

Có lần tôi được nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết ngày xưa các vị quan đi sứ, khi về hàng hóa bị kiểm tra rất ngặt nghèo, chỉ có hai thứ được khuyến khích là thuốc quý và sách. Nhập hàng theo lối tiểu ngạch như vậy, mà lại nhỏ giọt, nên khi mang về sách trở thành quá ư là quý hóa, thường người mang về chỉ giữ cho riêng mình. Tệ nhất là trường hợp vị sứ giả kia – không hề có ý thức rằng mình là sứ giả văn hóa – thuổng luôn của người ta, lấy của người làm của mình hoặc coi đó làm mẫu, mô phỏng theo. Trong trường hợp khá hơn, thì người có sách lại thỉnh thoảng kín kín hở hở mang ra khoe để trộ thiên hạ. Sách ngoại như vậy là chết luôn sau khi nhập khẩu, còn đâu vai trò kích thích việc làm sách trong nước.

Chủ Nhật, 25/1/2009 thethaovanhoa

Quan liêu với quá khứ

TT – Suốt mấy chục năm chiến tranh, nhiều di sản cũ cũng trở thành nạn nhân như con người. Kế đến là những năm hậu chiến gian khổ, người đang sống lo ăn còn không đủ, lấy đâu tâm huyết và tiền của lo cho người xưa. Bởi vậy nhiều di sản như các thành quách, chùa chiền của chúng ta trong tình trạng đổ nát và cần tôn tạo lại. Nghe tin nơi này nơi kia dựng lại chùa, tô lại tượng ai mà chẳng mừng.

Nhưng không phải hôm nay mà có đến cả chục năm nay, đi đâu tôi cũng gặp tình trạng tôn tạo tùy tiện nhìn vào chỉ còn biết dở khóc dở cười. Tinh thần của công trình cũ không được tôn trọng. Gọi là hiện đại hóa nó, nhưng sự thật là ta làm cho nó trở nên tầm thường lố lăng. Cái phần hồn vía vốn có bay đâu mất cả. Rồi nó vẫn còn đấy mà thân tàn ma dại như đã chết. Không phải ngẫu nhiên có người đã dùng đến chữ bức tử, một sự hiếp đáp quá khứ ngay giữa thanh thiên bạch nhật.

Tại sao lại có tình trạng nói trên? Tôi sẽ chưa nói có khi đó là sự vụ lợi, sở dĩ sự càn rỡ đó vẫn đang tồn tại dài dài, ở đây có những vấn đề chung của văn hóa cộng đồng. Phũ ra mà nói thì là không hiểu biết và kém cỏi. Cụ thể hơn phải nói tới cách hiểu của chúng ta về di sản, ý niệm của chúng ta về thời gian cùng là trình độ tư duy của chúng ta nữa.

Có lần trên đường ghé thăm một ngôi đền, tôi hỏi mấy cụ già sống gần đấy là đền thờ ai, làm từ bao giờ, chẳng cụ nào biết. Thậm chí có cụ chẳng buồn ngẩng mặt lên để trả lời tôi nữa vì cho câu hỏi của tôi là ngớ ngẩn. Thế nhưng khi tôi mới đi được vài bước, chính ông cụ ấy giật giọng gọi lại bằng được: “Này, nhưng mà đền thiêng lắm đấy, trong làng khối người đến cầu rồi làm ăn phát tài phát lộc đủ cả”.

Cách nghĩ như trên không dừng lại ở một hai người, một hai địa phương. Phải nói rằng nó đang chi phối nhiều người. Quá bận bịu với việc hằng ngày, chúng ta sẵn sàng quan liêu với quá khứ, bằng lòng với thói chàng màng trong hiểu biết về nó. Cái sự hời hợt là trên mọi phương diện.

Hời hợt trong sự tìm hiểu thì cũng dễ dãi qua quýt trong sự tái tạo quá khứ.

Người xưa kỹ lưỡng tinh tế trong mọi công việc hằng ngày. Người xưa biết làm văn hóa bằng cái cảm giác thiêng liêng trước sự trường tồn bất tử. Còn chúng ta, trong sự ồn ào của thời hiện đại, chúng ta bằng lòng làm tù nhân của thói vụ lợi và sự dung tục. Khi sự cẩu thả đắp điếm giả tạo chi phối trong việc xây một cây cầu, dựng một cao ốc thì với các di tích, thái độ làm bừa, làm lấy được là không thể tránh khỏi.

Tóm lại, một công việc văn hóa lại được làm một cách rất thiếu văn hóa. Ngày nào mà các vấn đề đối xử cẩu thả với quá khứ còn chưa được mổ xẻ đến cùng thì thảm cảnh phá hoại sẽ diễn ra

Thứ Tư, 14/01/2009 tuoi tre online

TỪ MỘT CÁI NHÌN XÃ HỘI HỌC Một góc nhìn , một chỗ đứng


MỘT LOẠI NHÂN VẬT VÀ HÌNH ẢNH
CON NGƯỜI CỦA TÁC GIẢ

Có lần chính NCH đã thừa nhận : Ông không biết làm văn tả cảnh . Mà lý do thì có thể đoán ra thật là đơn giản , ông không thấy ở thiên nhiên nhiên có gì là đẹp .
Đối với con người , có vẻ như ông càng khó tìm ra vẻ đẹp hơn nữa . Trong văn ông chẳng những không có những nhân vật đẹp theo nghĩa thông thường mà ngay cả những người tốt – cao đẹp trên phương diện đạo lý tinh thần — cũng khá hiếm hoi (đây là điều gần như chắc chắn khi xét khu vực thành công nhất của ông là các truyện ngắn ) .

ĐẠI DIỆN CHO NỀN VĂN HỌC BÌNH DÂN
Chúng ta biết rằng trong số các loại hình nghệ thuật vốn có ở xã hội Việt Nam thời trung đại ,văn chương có phần nổi trội hơn cả , điều này đã đúng với xã hội trung thế kỷ trên thế giới nói chung ( cả ở châu Âu cũng vậy ) lại càng đúng với xã hội phương Đông .
Đây là thời mà sáng tác trở thành một bộ phận của cuộc sống, ai cũng có thể tham gia sáng tác từ người nông dân hai sương một nắng trên đồng người thợ thủ công thu mình trong các làng nghề tới người lái buôn trôi nổi trên các ngả đường buôn bán .
Bên cạnh văn học chính thống viết bằng chữ Hán nặng về quy phạm , nền văn học chữ Nôm đã tìm thêm những cách thức mới để duy trì mối quan hệ tự nhiên với thực tại đời sống . Trong điều kiện của một xã hội vốn hạn hẹp trên phương diện phát ngôn lại còn tồn tại một nền văn học dân gian có sắc thái riêng : chẳng những là sân chơi của đám dân đen ít học , nó còn là là chỗ trú chân của nhiều trí thức bình dân bất mãn với thời cuộc .
Giọng điệu chính của văn học chính thống là nghiêm chỉnh .Còn giọng điệu chính của văn học dân gian là cười cợt đùa bỡn tầm thường hoá mọi chuyện . Từ nhiều thế kỷ đã hình thành một thứ truyền thống phi quy phạm ,chống lại quy phạm .
Truyện Nguyễn Công Hoan nằm trong cái mạch văn tự nhiên đó .
. Ông hay nói về những nghịch cảnh của xã hội . Ông thương người nghèo , nhưng cũng cười cợt thoải mái trên những cái dốt nát hèn hạ của họ . Ông ghét những chuyện nhố nhăng .

NCH thường thấy cuộc đời quá ư đen bạc , soi vào đâu cũng chỉ nhìn những sự hư hỏng thối nát và kết luận rằng mọi chuyện đảo điên, người ngợm lăng nhăng lít nhít cả một lượt , tóm lại là một cách nhìn về xã hội mà chỉ thế kỷ XX mới có . Cái sự khinh thế ngạo vật tồn tai trong ông một cách tự nhiên đến mức ông không thấy có gì phải che giấu Thực là oái oăm nhưng thực tế cho thấy cả một một thuận lợi vè mặt tâm lý đã được mở ra khi cuộc đời đã dành cho tác giả những cảm giác bi quan như vậy : một người cầm bút như NCH lúc này cảm thấy có thể viết vì ham vui và có vẻ được mọi người lắng nghe và mình cũng được tiếng là người sành sỏi thế thôi công việc cầm bút đối với nhà văn không trở nên một gánh nặng trách nhiệm ( ý thức nêu gương , tác dụng giáo dục ) như mọi người quen nghĩ . Chưa nói hay hay là dở nhưng rõ ràng đây là một thứ tinh thần tự do nó góp phần giải phóng sự sáng tạo cùng là giải phóng sức lực nơi tác giả , khiến cho ngòi bút của ông có thể hoạt động với một công suất mà chỉ các nhà văn hiện đại mới có nổi . NCH văn đã tìm ra nguồn cảm hứng này từ đâu , thực chất sáng tác của ồng bắt nguồn từ một tâm thế như thế nào , nó là hợp thời hay không hợp thời


MỘT TẦNG LỚP ĐẶC BIỆT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
CỦA HỌ TỚI TÁC GIẢ

Mặc dù có xu thế chê bai những lối làm ăn bài bản , song khi nhìn lại đời mình cụ thể là khi viết Đời viết văn của tôi , NCH lại bắt đầu bằng việc gợi lại những ảnh hưởng mà ông đã chịu và phải nhận ở đây ông đã có một sự nhìn nhận hợp lý nói theo chữ nghĩa tức là ông có một cái nhìn mang nặng tính cách xã hội học .Khi phân tích xã hội VN đầu thế kỷ , theo NCH có một tầng lớp rất quan trọng mà người ta hay đánh giá sai , đó là bộ phận tuy cũng gọi là quan lạị song có phần nghèo khó và sống gần với những người dân thường . Nhà văn ngầm lưu ý rằng những người này là trong sạch ,là đáng tôn trọng . Ông cho rằng cách nhìn đời của họ là có thể chấp nhận được .
Xét cho kỹ thì khá nhiều cái nhìn của tầng lớp quan lại trong sạch này , mà đằng sau nó là quan niệm phong kiến về tất cả các vấn đề đời sống đã chi phối NCH trong đó có quan niệm về văn chương .

Đấy chính là một phần dấu vết của một thứ quan niệm văn chương mang tính chất phong kiến về như trên vừa nói .

NHỮNG QUAN NIỆM XUẤT PHÁT

Lại nhớ , một số đoạn trong Đời viết văn của tôi được viết một cách chắt lọc nghiêm túc , ở đó tác giả thú nhận rằng từ nhỏ mê thơ thích làm thơ và chẳng qua vì ở gần Tản Đà hiểu thơ là khó nên mới nhất quyết không làm thơ mà chỉ lo viết văn xuôi . Có điều lạ là tuy sống với nghề văn một cách hết lòng — bao nhiêu vất vả đã từng trải qua , bao nhiêu vinh quang đã thụ hưởng một cách chính đáng ( với những Kép Tư Bền , Bước đường cùng)– nhưng trong lòng nhà văn xuôi này tình yêu với thơ ca nẩy nở tự nhiên từ lúc thiếu thời vẫn chiếm một góc riêng . Thơ đến với ông những lúc ông thật là mình thật đơn độc , lại đến với ông những lúc ông buồn rầu , đau xót cảm thấy bất lực trong trường đời . Không cần biết của làm ra là hay hay dở và chúng có cần cho ai không , viết những câu thơ lúc ấy với ông là yêu cầu tự thân là một cách làm vợi bớt nỗi lòng. Hoá ra con người lý tưởng trong ông không bao giờ chết hẳn ,ông chỉ tạm đặt nó sang một bên để làm công việc vẽ nhọ bôi hề kiếm sống hàng ngày .
Không thể nói cái có vẻ gần với mơ ước cao đẹp ngày xưa chỉ là phần thỉnh thoảng thấp thoáng hiện về trong tâm trí NCH . Mà thật ra đấy mới cái phần ẩn giấu sâu xa nơi ông . Chúng cho thấy cái cách ông hiểu về sự thiêng liêng của chữ nghĩa , về sứ mệnh phải có của một người có được tiếp xúc với sách vở của cổ nhân , những việc xem là đáng làm của người cầm bút . Có thể nói tương ứng với những Tấm lòng vàng , Danh tiết , Thanh đạm … hẳn là đã có một it tín điều về văn chương nó không gì xa lạ với quan niệm của các bậc tiền bối đã hình thành nơi NCH . Chăng qua thời thế thay đổi nên thói quen cũ bị kiềm chế ,cái phần tin tưởng ấy ông phải đào sâu chôn chặt trong lòng , và trong con người ông lúc nào cũng còn một kẻ chung tình bất dắc dĩ .
Cho đến quan niệm văn học của NCH cũng là chịu ảnh hưởng của cái cũ thực ra NCH không phải bao giờ cũng khách quan như một đôi người khẳng định . Ngược lại ông cũng rất hay tham gia ý kiến vào câu chuyện , cũng giảng đạo đức cũng thích hướng dẫn người ta nên đọc truyện của mình như thế này thế này


NHỮNG BIẾN DẠNG CỦA TƯ TƯỞNG BÌNH DÂN

Trong văn học Việt nam thế kỷ XX, nếu những Ngô Tất Tố Phan Khôi tiêu biểu cho lớp nhà nho dường như xuất phát từ sách vở để viết , hoặc Thạch Lam tiêu biểu cho lớp trí thức trẻ Âu học , thì Nguyễn Công Hoan tiêu biểu cho một lớp người đặc biệt khác : một lớp người truyền thống
Dù là con em của đám quan lại cấp thấp sống cuộc đời thanh liêm và chưa hết mối liên hệ với dân chúng hay những viên chức hạng thấp , cùng là thày cúng , thày lang và nhất là thày đồ … thì họ vẫn có những nét tương đồng . Về mặt học vấn , họ chỉ có một trình độ sơ giản . Lạ một điều là ở đây như là có sự trớ trêu , trong khi trên bình diện của cả xã hội , những lời dạy của Khổng Tử Mạnh Tử , những lời giảng giải của Trình Chu… do chỗ tam sao thất bản và học ngang học tắt chỉ được tiếp nhận một cách hết sức hời hợt thì trong đời sống những kiến thức này lại xâm nhập khá sâu vào từng thôn xóm hẻo lánh và trở thành niềm tin của nhiều người . Một nguồn gốc khác làm nên đời sống tinh thần của các trí thức bình dân này : sự thông minh và cả cái triết lý tự nhiên toát ra trong cách sống của người mọi người dân trước tiên là người nông dân mà đám trí thức ấy có dịp tiếp xúc hàng ngày. Pha trộn cả hai cái đó lại , đủ hình thành một quan niệm sống tuy không chặt chẽ nhưng bền vững. Chúng ta bắt gặp ở đây những lẽ phải thông thường như chuộng sự lương thiện , thương người , nhất là thương kẻ nghèo ghét kẻ giàu , trọng tín nghĩa ,quý sự thành thực , ghét mọi thứ giả tạo , thích cái gì gần gũi với tự nhiên … Tuy nhiên cũng phải nhận là trong điều kiện của những người bị cai trị bị áp bức lẽ sống dân gian bao gồm một cách nhìn nhiều khi thiển cận không cắt nghĩa được sự vận động của xã hội đành lúng túng quay về với những nhận xét vụn vặt tuỳ tiện không coi việc gì là quan trọng và thế nào cũng thích ứng được . Trong khi dừng lại ở những quan sát cảm tính về nhân tình thế thái , con người ta dễ dàng đi tới buông trôi và chửi đổng . Bạc như dân bất nhân như lính– Chính những người dân thường ấy đã khái quát về mình không chút tô vẽ như vậy . ở chỗ này , họ đi gần tới cái cách sống cách nghĩ đám dân buôn bán vặt mọc lên ở các đô thị . Trong lòng xã hội VN trung đại , cái nhìn của lớp trí thức bình dân này đã dựng tạo ảnh hưởng to lớn trong văn học , đó là bộ phận văn học phổ biến với các truyện nôm bình dân , truyện cổ tích , truyện cười , ca dao trữ tình và ca dao hài hước , thơ thù tạc thơ ứng đối lan ra theo lối truyền miệng đi khắp đầu làng cuối xóm ( bộ phận này lâu nay thường được gọi chung là văn học dân gian song thật ra không hẳn đã là folklor theo đúng nghĩa chuẩn của từ này mà nên gọi là khuyết danh có lẽ chính xác hơn ) .

NHỮNG BƯỚC QUÁ ĐÀ
HAY LÀ HOÀI NGHI MỘT CÁCH CHẮC CHẮN

Những đoạn hồi ức trong Đời viết văn của tôi như đoạn nhớ lại thời nhỏ ở nhà bắt đầu học chữ rồi đi học Trường Bưởi tuy có vẻ gặp đâu kể đấy , không có chút gì gọi là cố ý tổng kết sự đời hoặc gieo mầm cho những khái quát có liên quan đến con đường sáng tác đằng sau mà cũng chẳng có tâm sự nào được gửi gấm , song đã thấy toát lên một điều theo tác giả không phải bàn cãi : Cõi đời này xưa nay vẫn thế , trẻ con là phải lười học , người lớn loay hoay kiếm sống một cách vụng về , và hàng ngày người ta sống trong sự lừa phỉnh , hoặc bịp bợm nhau một cách rất vô lý cũng rất tự nhiên mà không ai thoát ra nổi . Đọc một truyện ngắn như Con ngựa già trong đó phác hoạ cảnh đám lính chôn sống một con ngựa lúc nó trở nên vô dụng , người ta thấy có hai cái lạ một là dường như truyện được viết để đọc cho vui chứ chẳng nhằm đạt tới một ý tưởng sâu xa gì , và hai là ông kể lại mọi hành động tàn ác ( chặt ngay chân ngựa lúc nó còn sống ) mà không vướng một chút xót xa và cũng tự bộc lộ sự vô tâm ấy một cách hồn nhiên đến mức có sao nói vậy không cần một chút che giấu cho phải phép ( Tôi cười , nhảy lên mà cười , vỗ tay mà cười . Vui quá ! ) . Cái tâm thế sáng tác này là tiêu biểu ở NCH với nghĩa nhiều truyện khác chắc cũng đã được trong sự hồn nhiên và hào hứng tương tự
Đọc một nhà văn như Thạch Lam dễ dàng cảm thấy con người và xã hội sao mà bé nhỏ yếu ớt ,tác giả tuy không hẳn đã hiểu người nghèo và nói chung là những con người yếu đuối chung quanh nhưng ở ông tràn đầy một cảm giác xót thương mỗi khi nghĩ tới họ . Còn khi bước vào thế giới của NCH , gặp hơi nhiều những cái ti tiểu hèn hạ tới mức người ta phải khinh bỉ Một đặc điểm thấy rõ ở nhiều nhân vật NCH là nhiều chuyện xấu xa được họ làm một cách đương nhiên . Người đàn bà đi Tây quay ngoắt một cái thế là bao nhiêu hứ hẹn cũ trở thành vô nghĩa . Cụ chánh Bá ung dung làm việc bịp bợm . Những ý niệm như lúng túng nghĩ đi nghĩ lại , phân vân , dằn vặt hối hận … không có trong tâm trí của họ . Một đặc điểm thấy rõ ở nhiều nhân vật NCH là nhiều chuyện xấu xa được họ làm một cách đương nhiên . Người đàn bà đi Tây quay ngoắt một cái thế là bao nhiêu hứ hẹncũ trở thành vô nghĩa . Cụ chánh Bá ung dung làm việc bịp bợm . Những ý niệm như lúng túng nghĩ đi nghĩ lại , phân vân , dằn vặt hói hận … không có trong tâm trí của họ .
Sự hoài nghi lòng tốt cũng là một điều thường thấy lặp đi lặp lại trong NCH .

Có thể thấy rõ điều này đầy đủ hơn nếu xét về các chủ thể sáng tác .
Tìm hiểu sự vận động của văn xuôi bình dân Việt Nam , không thể bỏ qua một loại nhân vật đặc biệt là các ông trạng . Có thể chữ trạng ở đây có nguồn gốc từ chữ Hán (như trạng nguyên ) , song trong tâm thức người Việt , nó có một nghĩa cụ thể . Không thể miêu tả loại nhân vật Trạng này như những người thông thái , bởi lẽ bản lĩnh của họ không hình thành từ kiến thức sách vở mà trong sự tiếp xúc với đời sống. Họ thường thạo đời , ranh ma , lọc lõi , đi guốc vào bụng người đời . Sống giữa đám đông , các ông trạng tạo nên cả một huyền thoại đầy sức lôi cuốn . Ngôn ngữ của các ông pha tạp , lấp lửng , xỏ xiên , sàm sỡ , có sức lôi cuốn với những người bình thường .
Theo chúng tôi hiểu , trong cách tư duy văn học (nghĩa là phần sâu sắc bên trong chứ không phải trong cái bề ngoài trình bày ra trước mọi người ) , Nguyễn Công Hoan chính là một ông trạng như thế của thời hiện đại . Trong khi các ông trạng ngày xưa chỉ tồn tại trong văn nói thì những ông trạng thời nay của chúng ta tồn tại trong văn viết .

TỪ SỰ THÍCH ỨNG TỚI
SỰ PHÂN THÂN

Có một mối quan hệ mà tất cả các nhà văn ở VN nửa đầu thế kỷ XX nhất thiết phải giải quyết còn như những người nghiên cứu khi tìm hiểu một nhà văn nhất thiết phải tìm cách đối chiếu để tìm ra sự thực , đó là mối quan hệ giữa nhà văn đó với xu thế hiện đại hoá đang chi phối sự phát triển của cả một xã hội . Như ở trường hợp của những Tản Đà Ngô Tất Tố chúng ta đã thấy mỗi người có được cách thức gia nhập vào thời đại của riêng mình (nói gọn lại là thức thời ) . Với NCH thì sao ? Xét qua những lời phát biểu , người ta thấy ông thực sự là xa lạ với xã hội thuộc địa nếu không muốn nói là kẻ kiên quyết chống đối và thường tỏ thái độ mai mỉa đả kích . Song nhìn chung cả sự có mặt của ngòi bút NCH trong một giai đoạn lịch sử người ta lai thấy một điều gần như ngược lại : ông là một trong những người biết cách thích ứng tốt nhất với hoàn cảnh . Trong khi giữ được mình vẫn chỉ là mình không cần thay đổi , thì ông nương theo phong trào chung , tồn tại , tìm ra cách để lên tiếng cũng tức là tìm ra cách có mặt tuyệt vời nhất của mình — ở đây là vạch ra những cái xấu xa dơ bẩn của đời sống chung quanh . Cái mới mẻ của xã hội hiện đại , điều làm cho nó khác biệt với xã hội trung đại là ở chỗ ấy : Nó không sợ những kẻ chỉ trích mình , nó bao dung được cả những kẻ đứng ở ngoài mỉa mai bài bác , vì suy cho cùng đả kích hay bài bác thì cũng là một sự quan tâm một cách đặt mình trong mối liên hệ với hoàn cảnh . Một bản năng tự nhiên đã mách bảo cho NCH cái điều quan trọng này , thế là khách quan mà xét người ta có thể nói ông đã đáp ứng được một trong nhu cầu chủ yếu của thời đại và từ đó xác lập cho mình một điạ vị một tên tuổi .Có thể nói một cách chắc chắn rằng trong việc này , NCH cũng như những người có cùng một cách nhìn đã chọn cho mình một con đường khôn ngoan nhất và ít tốn công sức nhất Kẻ muốn thay đổi thực thụ thường tự chuốc lấy nhiều sự phiền phức , họ phải căng óc ra để phân tích hoàn cảnh phải sáng suốt xét tật mình tự đánh gía lại mình và đau đớn làm cuộc tự giải phẫu vứt bỏ những gì là lỗi thời là lạc hậu …NCH không cần làm thế . Ông chọn thế của kẻ đứng ngoài. Có điều , thứ hàng làm ra được ông mang bán theo kiểu mới ,cách tồn tại của ông là cách tồn tại của một nhà văn lấy báo chí làm địa điểm bán hàng sống đến đâu viết ngay đến đấy

Nghệ thuật sinh ra từ cái nhìn riêng của cá nhân .Trong xã hội hiện đại , những cách diễn đạt cá nhân mang màu sắc đô thị được khai thác triệt để . Nguyễn Công Hoan có thể không biết và không cần không muốn biết những điều đó , nhưng ông cảm thấy chúng một cách tự nhiên . Ông tìm thấy ở cách giao tiếp hiện đại một bệ phóng . Cái cốt cách phong kiến sẵn có ở ông được mang ra cống hiến cho xã hội theo cái kiểu mà trước đó ở ta không có và chỉ trong xã hội hiện đại lúc đó vừa được xây dựng , nó mới có dịp nẩy nở .


VỀ SỰ THÍCH ỨNG KỲ LẠ
NGƯỜI TRÍ THỨC BÌNH DÂN THỜI HIỆN
ĐẠI VÀ SÁNG TÁC CỦA HỌ

Nói cho đúng ra , ngay trong thời kỳ trung đại bộ phận trí thức bình dân nói trên đã không thuần nhất . Trong khi bộ phận chủ yếu của tầng lớp này gắn với nông thôn và tiếp nhận tâm lý thuần hậu mang đạm chất điền viên của người nông dân , thì bắt đầu thấy có một bộ phận sống cái tâm lý của đám dân buôn bán vặt mọc lên ở các đô thị
Thế kỷ XX mang tới xã hội VN nhiều biến động và tầng lớp trí thức bình dân cũng không ra ngoài quy luật đó Từ những ông đồ dạy tam tự kinh tới ông hương sư dạy chữ quốc ngữ cho trẻ con trường làng dưới thời Pháp thuộc .

Xét trên nhiều mặt Nguyễn Công Hoan chính là cái sự khinh thế ngạo vật cái nhìn bi đát về cuộc đời mà chúng ta bắt gặp ở NCH chính là có họ hàng gần gũi với cái nhìn hư vô của họ .
Trước đời sống , ông như có gì trơ lỳ ra . Một cách tự nhiên chất hư vô len vào đời sống. Chẳng có trời phật thánh thần gì cả tức chẳng có những giá trị có tính cách chuẩn mực buộc con người ta phải sống cho nghiêm chỉnh.

Có điều , mỗi con người là cả một sức sống kỳ lạ và NCH với năng khiếu bẩm sinh là một trong những con người kỳ lạ ấy . Những lý lẽ để sống không cần tìm đâu xa xôi mà ở ngay quanh mình . Cuộc đời hư hỏng khơi nguồn cho một cảm giác tự do không còn ràng buộc nào nữa . Buông thả ,tuỳ tiện , đến đâu thì đến , con người ta hình như tha hồ tuỳ ý sống sao cũng được. Khi chung quanh là một thứ nửa người nửa ma cả một lượt thì có sống cho có lề có luật cho đàng hoàng sang trọng cũng không đi tới đâu cả . Và mọi sự tinh ranh lọc lõi của con người có dịp phát huy dể bộc lộ hết những ham hố vốn có .

Nhà văn nào của văn học VN thế kỷ XX cũng là một sản phẩm của hoàn cảnh , tức là nhìn kỹ ở người nào người ta cũng nhận ra những đặc điểm chung của quá trình hiện đại hoá . Thế nhưng , nếu cần kể một người tiêu biểu thì chúng tôi muốn nói tới Nguyễn công Hoan . Ông chính là điển hình của con người Việt nam không thú vị gì với hiện đại hoá , nhưng hoàn cảnh đưa đẩy tới thì cũng ráng mà làm theo . Trong ông có cả cái mới lẫn cái cũ . Những ai tưởng rằng những cái cũ ấy là vô vị thì người đó đã nhầm . Bằng vào sự thích ứng tuyệt vời , ông đã biết nương theo hoàn cảnh để trở nên một người thức thời . Nhìn chung lại , thì con người vốn được xem như hiện thân của đám trí thức bình dân cũng như của các nghệ nhân cũ

MỘT SỰ TÁI SINH TỰ NHIÊN

Có điều đến một thời điểm cần thiết con người trí thức bình dân con người tinh quái láu lỉnh thực dụng đã có mặt và tìm cách can thiệp . Sự nhạy bén viết sao cho hợp thời viết sao cho những lớp bạn đọc về sau đọc cũng thấy thích đã sui khiến ông làm một việc khôn ngoan là cắt bỏ tất cả những phần từng là tâm huyết nhất của con người ông để các tác phẩm trình ra trước bạn đọc một diện mạo như hiện nay . Có thể nói trong trường hợp này tác giả đã bộc lộ một khả năng thích ứng kỳ lạ ,thích ứng với cai tinh thần chung của thời đại : Trước mắt chúng ta tác giả của những Răng con chó của nhà tư sản , Thật là phúc ,Oẳn tà roằn hiện ra như một nhà văn chẳng những có cái nhìn hiện thực mà còn có bút pháp hiện thực

Thời tiền chiến cùng lúc thấy xuất hiện hàng loạt nhà văn mà mặc dù khác hẳn nhau về tư tưởng kiểu suy nghĩ kiểu viết nhưng lại có sự gần gũi . Để hiểu NCH có một nhà văn đương thời rất đáng nói tới là Vũ Trọng Phụng .
Kể ra so với những Giông tố Số đỏ Lấy nhau vì tình ….thì cuộc sống trong văn chương NCH cũng chưa phải là quá bẩn . Nhưng ở đây sự tầm thường kéo dài và trở thành một gam màu duy nhất : nếu ở một người như Vũ Trọng Phụng , có lúc cái ác hiện ra đầy sức sống , nó tác oai tác quái khiến người ta phải ghê sợ thì ở NCH cái ác cũng hèn hạ tầm thường thiển cận lặt vặt nhưng lại trải ra khắp nơi và như một thứ cỏ dại đầy sức sống . Ưng với thực trạng đời sống đó nếu đọc Vũ Trọng Phụng người ta cảm thấy một cái gì hôi hổi sau trang viết , ấy là niềm uất hận , thì ở NCH người ta chỉ cảm thấy một sự trơ lỳ . Một điều khiến tác giả yên tâm viết văn để chọc cười và chế giễu thiên hạ ấy là trên đời này không cái gì đủ sức khiến con người ta ngạc nhiên nữa

Tại sao lại có sự khác biệt đó ?


KẺ ĐỨNG BÊN LỀ , HAY LÀ MỘT CÁCH TỒN TẠI ĐỘC ĐÁO
MANG CẢ CHẤT TRUNG ĐẠI LẪN HIỆN ĐẠI

Khai thác những tiềm năng từ Âu hoá ,trước tiên là ông đã tìm thấy ở đây một cơ hội để bộc lộ mình . Nói cách khác , trong việc khai thác bản thân , ông đã tận dụng những ưu thế mà thời đại mang lại .
Qua việc phân tích nội dung đề tài và những phương cách biểu hiện nghệ thuật như tiểu thuyết thơ kịch các hình tượng văn học … hoặc xét rộng hơn , qua việc tìm hiểu cách đưa sáng tác đến với bạn đọc cách thức để văn học tác động vào cuộc sống chúng ta đã thấy rõ khác biệt giữa văn học VN hiện đại so với văn học trung đại . Song khi tìm hiểu sự khác nhau giữa các thời đại văn chương , còn một điểm nữa đáng chú ý ,đó là đặc điểm hành nghề của nhà văn ,cách hiểu của chính họ về nghề nghiệp của mình ( có khi đựơc phát biểu rành rọt có khi chỉ thấy toát lên qua sáng tác ), rồi tới cách sống cách làm việc và nói chung là cái cách tồn tại của nhà văn trong lòng xã hội , kể cả một chỉ số thường bị coi là lặt vặt như năng suất làm việc hoặc mức thu nhập của họ trong sự so sánh với những người lao động đương thời …. , đây là đặc điểm mà các nhà văn trong cùng một thời đại thường có những nét tương đồng trong khi các nhà văn của những thời đại lớn thì lại khác hẳn nhau . Trong khi mang những đặc điểm riêng biệt tưởng như không ai giống ai , đồng thời từng cá nhân vẫn ngầm thông báo về cái chung mà họ là đại diện và bởi vậy việc nghiên cứu về từng trường hợp riêng thường khi bao hàm khả năng tìm ra những quy luật chung có thể có của một thời kỳ , một giai đoạn .
May mắn cho những người nghiên cứu về văn học hiện đại là chuyện này có thể truy tìm được qua một số con đường cả trực tiếp như đi hỏi chuyện ( vì một số tác giả còn sống ) và trong một số trường hợp các nhà văn có chủ động kể trong các hồi ký . Như ở trường hợp NCH : chất hiện đại của ngòi bút này bộc lộ một phần ở chỗ ông đã để thời gian và công sức để nói về chính mình xem đó là những dữ kiện khách quan có thể có ích cho mọi người
( Thử tìm hiểu sự hình thành
một kiểu nhà văn : trường hợp
Nguyễn Công Hoan )

Tìm hiểu văn phẩm NCH , điều trước tiên chúng tôI muốn tự đặt cho mình một câu hỏi tưởng như đã quá quen thuộc nhưng thật ra chưa được trả lời đầy đủ :
 ông nói lên tiếng nói bộ phận nào trong xã hội
 ông

Một loại chủ thể trong
văn học quá khứ

Trong số các loại hình nghệ thuật vốn có ở xã hội VN thời trung đại ,văn chương có phần nổi trội hơn cả , điều này đã đúng với xã hội trung thế kỷ trên thế giới nói chung ( cả ở châu Âu cũng vậy ) lại càng đúng với xã hội phương Đông .
Đây là thời mà sáng tác trở thành một bộ phận của cuộc sống, ai cũng có thể tham gia sáng tác từ người nông dân hai sương một nắng trên đồng người thợ thủ công thu mình trong các làng nghề tới người lái buôn trôi nổi trên các ngả đường buôn bán .
Tuy nhiên , đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc hình thành loại văn chương có nhiều tính cách tự sản tự tiêu này phải kể tầng lớp trí thức bình dân bao gồm những viên chức hạng thấp cùng là thày cúng , thày lang và nhất là thày đồ .
Về mặt học vấn , họ chỉ có một trình độ sơ giản ,thậm chí do chỗ không được tiếp xúc với cái mới không có chuyện đối chiếu sách vở với thực tế nên phải nói là có nhiều chỗ họ cổ lỗ lạc hậu không có chút gì xứng gọi là trí thức . Bấy giờ với tư cách là nền quốc giáo được nhà nước coi trọng , kiến thức lý tính có nghiã là nho học . Lạ một điều là ở đây như là có sự trớ trêu , trong khi trên bình diện của cả xã hội , những lời dạy của Khổng Tử Mạnh Tử , những lời giảng giải của Chu Hy Vương Dương Minh … do chỗ tam sao thất bản và học ngang học tắt chỉ được tiếp nhận một cách hết sức hời hợt thì trong đời sống những kiến thức này xâm nhập vào từng thôn xóm hẻo lánh và trở thành niềm tin của nhiều người trong đó lớp trí thức bình dân trước khi là người rao giảng đã thấm thía kỹ lưỡng hơn ai hết . Một nguồn khác : sự thông minh và cả cái tinh thần trong cách sống của người mọi người dân trước tiên là người nông dân mà đám nho sĩ kia có dịp tiếp xúc hàng ngày. Pha trộn cả hai cái đó lại , chúng ta thấy hình thành một quan niệm sống tuy không chặt chẽ nhưng bền vững. Lẽ sống dân gian là gì ? Lẽ dĩ nhiên là những lẽ phải thông thường như chuộng sự lương thiện , thương người , nhất là thương kẻ nghèo ghét kẻ giàu , trọng tín nghĩa ,quý sự thành thực , ghét mọi thứ giả tạo , thích cái gì gần gũi với tự nhiên … Tuy nhiên cũng phải nhận là trong điều kiện của những người bị cai trị bị áp bức lẽ sống dân gian bao gồm một cách nhìn nhiều khi thiển cận không cắt nghĩa được sự vận động của xã hội đành lúng túng quay về với những nhận xét vụn vặt tuỳ tiện không coi việc gì là quan trọng và thế nào cũng thích ứng được . Trong khi dừng lại ở những quan sát cảm tính về nhân tình thế thái , con người ta dễ dàng đi tới buông trôi và chửi đổng . Bạc như dân bất nhân như lính– Chính những người dân thường ấy đã khái quát về mình không chút tô vẽ .
Trong lòng xã hội VN trung đại , cái nhìn của lớp trí thức bình dân này đã dựng tạo ảnh hưởng to lớn trong văn học , đó là bộ phận văn học phổ biến với các truyện nôm bình dân , truyện cổ tích , truyện cười , ca dao trữ tình và ca dao hài hước , thơ thù tạc thơ ứng đối lan ra theo lối truyền miệng đi khắp đầu làng cuối xóm ( bộ phận này lâu nay thường được gọi chung là văn học dân gian song thật ra không hẳn đã là folklor theo đúng nghĩa chuẩn của từ này mà nên gọi là khuyết danh có lẽ chính xác hơn ) .

Người trí thức bình dân thời hiện
đại và sáng tác của họ

Nói cho đúng ra , bộ phận trí thức bình dân nói trên đã không thuần nhất Ngay trong xã hội VN trung đại trong khi bộ phận chủ yếu của tầng lớp này gắn với nông thôn và tiếp nhận tâm lý thuần hậu mang đạm chất điền viên của người nông dân , thì bắt đầu thấy có một bộ phận sống cái tâm lý của đám dân buôn bán vặt mọc lên ở các đô thị
Thế kỷ XX mang tới xã hội VN nhiều biến động và tầng lớp trí thức bình dân cũng không ra ngoài quy luật đó Từ những ông đồ dạy tam tự kinh tới ông hương sư dạy chữ quốc ngữ cho trẻ con trường làng dưới thời Pháp thuộc .
Đứng về mặt đời sống tinh thần mà xét thì bộ phận trí thức bình dân nói trên là một thứ trung lưu ,một chỉ số đánh dấu sự ổn định của xã hội VN thời trung đại .Thành thử trước những đảo lộn mà thế kỷ XX đem lại phản ứng của họ chỉ có thể nói là tiêu cực . Hoang mang sụp đổ tan vỡ về mặt cấu trúc mất hết lòng tin …
Để diễn tả sự hoài nghi đến mức tuyệt đối ,có một khái niệm thường được sử dụng trong văn học văn học phương Tây hiện đại là Chúa đã chết

Điều này có thể thấy rõ qua những sáng tác của một bậc tiền bối có cái nhìn rất gần với NCH là Tú Xương , rồi một hiện tượng nữa chắc chắn giúp rất nhiều cho việc tìm hiểu NCH là Ba Giai Tú Xuất . Mấy thày đồ thày khoá hay chữ chửi bới xã hội mãi cũng chán và biết chẳng đi đến đâu liền rủ nhau ra đường lấy truyện chọc ghẹo đàn bà con gái làm vui — quả thật với một số trí thức bình dân dầu thế kỷ cuộc đời chẳng có gì là thiêng liêng cao quý nữa , và cái sự khinh thế ngạo vật cái nhìn bi đát về cuộc đời mà chúng ta bắt gặp ở NCH chính là có họ hàng gần gũi với cái nhìn hư vô của họ .

Tự do trong cái vẻ phàm tục của nó

Khi tổng kết những Anh hưởng đã đến với đời mình NCH còn kể là có thời gian ông không ngó ngàng gì đến cuốn sách mà suốt ngày lêu lổng ban ngày thì đứng hàng giờ ở công đường để nhìn và để nghe , ban tối thì xuống trại lệ và trại cơ ,nàm kề đùi kề vế với lính tráng để hỏi chuyện họ . Ơ đây ,tối tối tụ tập rất nhiều hạng người nói đủ các thứ chuyện chuyện tây chuyện ta, chuyện quan nha tổng lý , chuyện hàng phố chuyện dân quê chuyện dối trên lừa dưới chuyện trai gái bịp bợm chuyện ngày xưa chuyện ngày nay chuyện cãi nhau chuyện tâm tình chuyện từ tám mươi đời triều cho đến cả chuyện tương lai của quả đát bị duôi sao chổi quệt làm tận thế .
Về tác động của cái phần vốn sống này , tác giả cho rằng nếu mang ra làm kế sinh nhai ,ông sẽ trở nên một tay đại lừa lọc , đại bịp bợm đại gian ác , tức ông muốn bảo nó chẳng khác một thứ thuốc độc , có thể làm hỏng con người , song nhờ tiêu hoá được nó biến nó thành cái tinh khôn trong sự nhìn đời cái lọc lõi trong quan hệ và nhận xét

NCH thường thấy cuộc đời quá ư đen bạc , soi vào đâu cũng chỉ nhìn những sự hư hỏng thối nát và kết luận rằng mọi chuyện đảo điên, người ngợm lăng nhăng lít nhít cả một lượt , tóm lại là một cách nhìn về xã hội mà chỉ thế kỷ XX mới có . Cái sự khinh thế ngạo vật tồn tai trong ông một cách tự nhiên đến mức ông không thấy có gì phải che giấu Thực là oái oăm nhưng thực tế cho thấy cả một một thuận lợi vè mặt tâm lý đã được mở ra khi cuộc đời đã dành cho tác giả những cảm giác bi quan như vậy : một người cầm bút như NCH lúc này cảm thấy có thể viết vì ham vui và có vẻ được mọi người lắng nghe và mình cũng được tiếng là người sành sỏi thế thôi công việc cầm bút đối với nhà văn không trở nên một gánh nặng trách nhiệm ( ý thức nêu gương , tác dụng giáo dục ) như mọi người quen nghĩ . Chưa nói hay hay là dở nhưng rõ ràng đây là một thứ tinh thần tự do nó góp phần giải phóng sự sáng tạo cùng là giải phóng sức lực nơi tác giả , khiến cho ngòi bút của ông có thể hoạt động với một công suất mà chỉ các nhà văn hiện đại mới có nổi . NCH văn đã tìm ra nguồn cảm hứng này từ đâu , thực chất sáng tác của ồng bắt nguồn từ một tâm thế như thế nào , nó là hợp thời hay không hợp thời

Hoài nghi một cách chắc chắn

Những đoạn hồi ức trong Đời viết văn của tôi như đoạn nhớ lại thời nhỏ ở nhà bắt đầu học chữ rồi đi học Trường Bưởi tuy có vẻ gặp đâu kể đấy , không có chút gì gọi là cố ý tổng kết sự đời hoặc gieo mầm cho những khái quát có liên quan đến con đường sáng tác đằng sau mà cũng chẳng có tâm sự nào được gửi gấm , song đã thấy toát lên một điều theo tác giả không phải bàn cãi : Cõi đời này xưa nay vẫn thế , trẻ con là phải lười học , người lớn loay hoay kiếm sống một cách vụng về , và hàng ngày người ta sống trong sự lừa phỉnh , hoặc bịp bợm nhau một cách rất vô lý cũng rất tự nhiên mà không ai thoát ra nổi . Đọc một truyện ngắn như Con ngựa già trong đó phác hoạ cảnh đám lính chôn sống một con ngựa lúc nó trở nên vô dụng , người ta thấy có hai cái lạ một là dường như truyện được viết để đọc cho vui chứ chẳng nhằm đạt tới một ý tưởng sâu xa gì , và hai là ông kể lại mọi hành động tàn ác ( chặt ngay chân ngựa lúc nó còn sống ) mà không vướng một chút xót xa và cũng tự bộc lộ sự vô tâm ấy một cách hồn nhiên đến mức có sao nói vậy không cần một chút che giấu cho phải phép ( Tôi cười , nhảy lên mà cười , vỗ tay mà cười . Vui quá ! ) . Cái tâm thế sáng tác này là tiêu biểu ở NCH với nghĩa nhiều truyện khác chắc cũng đã được trong sự hồn nhiên và hào hứng tương tự
Đọc một nhà văn như Thạch Lam dễ dàng cảm thấy con người và xã hội sao mà bé nhỏ yếu ớt ,tác giả tuy không hẳn đã hiểu người nghèo và nói chung là những con người yếu đuối chung quanh nhưng ở ông tràn đầy một cảm giác xót thương mỗi khi nghĩ tới họ . Còn khi bước vào thế giới của NCH , gặp hơi nhiều những cái ti tiểu hèn hạ tới mức người ta phải khinh bỉ Một đặc điểm thấy rõ ở nhiều nhân vật NCH là nhiều chuyện xấu xa được họ làm một cách đương nhiên . Người đàn bà đi Tây quay ngoắt một cái thế là bao nhiêu hứ hẹn cũ trở thành vô nghĩa . Cụ chánh Bá ung dung làm việc bịp bợm . Những ý niệm như lúng túng nghĩ đi nghĩ lại , phân vân , dằn vặt hối hận … không có trong tâm trí của họ . Một đặc điểm thấy rõ ở nhiều nhân vật NCH là nhiều chuyện xấu xa được họ làm một cách đương nhiên . Người đàn bà đi Tây quay ngoắt một cái thế là bao nhiêu hứ hẹncũ trở thành vô nghĩa . Cụ chánh Bá ung dung làm việc bịp bợm . Những ý niệm như lúng túng nghĩ đi nghĩ lại , phân vân , dằn vặt hói hận … không có trong tâm trí của họ .
Sự hoài nghi lòng tốt cũng là một điều thường thấy lặp đi lặp lại trong NCH .

Một tầng lớp đặc biệt và những ảnh hưởng
của họ tới tác giả

Thời tiền chiến cùng lúc thấy xuất hiện hàng loạt nhà văn mà mặc dù khác hẳn nhau về tư tưởng kiểu suy nghĩ kiểu viết nhưng lại có sự gần gũi . Để hiểu NCH có một nhà văn đương thời rất đáng nói tới là Vũ Trọng Phụng .
Kể ra so với những Giông tố Số đỏ Lấy nhau vì tình ….thì cuộc sống trong văn chương NCH cũng chưa phải là quá bẩn . Nhưng ở đây sự tầm thường kéo dài và trở thành một gam màu duy nhất : nếu ở một người như Vũ Trọng Phụng , có lúc cái ác hiện ra đầy sức sống , nó tác oai tác quái khiến người ta phải ghê sợ thì ở NCH cái ác cũng hèn hạ tầm thường thiển cận lặt vặt nhưng lại trải ra khắp nơi và như một thứ cỏ dại đầy sức sống . Ưng với thực trạng đời sống đó nếu đọc Vũ Trọng Phụng người ta cảm thấy một cái gì hôi hổi sau trang viết , ấy là niềm uất hận , thì ở NCH người ta chỉ cảm thấy một sự trơ lỳ . Một điều khiến tác giả yên tâm viết văn để chọc cười và chế giễu thiên hạ ấy là trên đời này không cái gì đủ sức khiến con người ta ngạc nhiên nữa

Tại sao lại có sự khác biệt đó ?
Để hiểu cách nhìn đời và thái độ sống của NCH còn phải trở về với một tầng lớp xã hội đã trường tồn trong lòng xã hội phong kiến VN suốt trường kỳ lịch sử đó là tầng lớp phong kiến
Mặc dù có xu thế chê bai những lối làm ăn bài bản , song khi nhìn lại đời mình cụ thể là khi viết Đời viết văn của tôi , NCH lại bắt đầu bằng việc gợi lại những ảnh hưởng mà ông đã chịu và phải nhận ở đây ông đã có một sự nhìn nhận hợp lý nói theo chữ nghĩa tức là ông có một cái nhìn mang nặng tính cách xã hội học .Khi phân tích xã hội Vn đầu thế kỷ , theo NCH có một tầng lớp rất quan trọng mà người ta hay đánh giá sai , đó là bộ phận tuy cũng gọi là quan lạị song có phần nghèo khó và sống gần với những người dân thường . Nhà văn ngầm lưu ý rằng những người này là trong sạch ,là đáng tôn trọng . Ông cho rằng cách nhìn đời của họ là có thể chấp nhận được .

Ăn vào gan ruột
Không cần suy luận gì nhiều cũng có thể đoán ra là cái nhìn của tầng lớp quan lại trong sạch này , mà đằng sau nó là quan niệm phong kiến về tất cả các vấn đề đời sống đã chi phối NCH trong đó có quan niệm về văn chương . Một số đoạn trong Đời viết văn của tôi được viết một cách chắt lọc nghiêm túc , ở đó tác giả thú nhận rằng từ nhỏ mê thơ thích làm thơ và chẳng qua vì ở gần Tản Đà hiểu thơ là khó nên mới nhất quyết không làm thơ mà chỉ lo viết văn xuôi . Có điều lạ là tuy sống với nghề văn một cách hết lòng — bao nhiêu vất vả đã từng trải qua , bao nhiêu vinh quang đã thụ hưởng một cách chính đáng ( với những Kép Tư Bền , Bước đường cùng)– nhưng trong lòng nhà văn xuôi này tình yêu với thơ ca nẩy nở tự nhiên từ lúc thiếu thời vẫn chiếm một góc riêng . Thơ đến với ông những lúc ông thật là mình thật đơn độc , lại đến với ông những lúc ông buồn rầu , đau xót cảm thấy bất lực trong trường đời . Không cần biết của làm ra là hay hay dở và chúng có cần cho ai khôbg , viết những câu thơ lúc ấy với ông là yêu cầu tự thân là một cách làm vợi bớt nỗi lòng. Hoá ra con người lý tưởng trong ông không bao giờ chết hẳn ,ông chỉ tạm đặt nó sang một bên để làm công việc vẽ nhọ bôi hề kiếm sống hàng ngày .
Không thể nói cái có vẻ gần với mơ ước cao đẹp ngày xưa chỉ là phần thỉnh thoảng thấp thoáng hiện về trong tâm trí NCH . Mà thật ra đấy mới cái phần ẩn giấu sâu xa nơi ông . Và từ quan niệm về thơ , có thể suy rộng ra cái cách ông hiểu về sự thiêng liêng của chữ nghĩa , về sứ mệnh phải có của một người có được tiếp xúc với sách vở của cổ nhân , những việc xem là đáng làm của người cầm bút . Có thể nói tương ứng với những Tấm lòng vàng , Danh tiết , Thanh đạm … hẳn là đã có một it tín điều về văn chương nó không gì xa lạ với quan niệm của các bậc tiền bối đã hình thành nơi NCH . Chăng qua thời thế thay đổi nên thói quen cũ bị kiềm chế ,cái phần tin tưởng ấy ông phải đào sâu chôn chặt trong lòng , và trong con người ông lúc nào cũng còn một kẻ chung tình bất dắc dĩ .

Các nhà nghiên cứu có dịp đọc lại kỹ lưỡng các tác phẩm của nhà văn , nhất là những tác phẩm ít giá trị và kể cả những tác phẩm nổi tiếng song mới in báo và chưa được sửa chữa lại cắt gọt bớt để đưa vào sách đều biết thực ra NCH không phải bao giờ cũng khách quan như một đôi người khẳng định . Ngược lại ông cũng rất hay tham gia ý kiến vào câu chuyện , cũng giảng đạo đức cũng thích hướng dẫn người ta nên đọc truyện của mình như thế này thế này
Đấy chính là một phần dấu vết của một thứ quan niệm văn chương mang tính chất phong kiến về như trên vừa nói . Có điều đến một thời điểm cần thiết con người trí thức bình dân con người tinh quái láu lỉnh thực dụng đã có mặt và tìm cách can thiệp . Sự nhạy bén viét sao cho hợp thời viết sao cho những lớp bạn đọc về sau đọc cũng thấy thích đã sui khiến ông làm một việc khôn ngoan là cắt bỏ tất cả những phần từng là tâm huyết nhất của con người ông để các tác phẩm trình ra trước bạn đọc một diện mạo như hiện nay . Có thể nói trong trường hợp này tác giả đã bộc lộ một khả năng thích ứng kỳ lạ ,thích ứng với cai tinh thần chung của thời đại : Trước mắt chúng ta tác giả của những Răng con chó của nhà tư sản , Thật là phúc ,Oẳn tà roằn hiện ra như một nhà văn chẳng những có cái nhìn hiện thực mà còn có bút pháp hiện thực

MỘT CHÚT LÀM DUYÊN

VƯƠNG TRÍ NHÀN :MỘT CHÚT LÀM DUYÊN
HAY LÀ SỰ CÓ MẶT TRONG ĐỜI
YÊN BA (Thực hiện)
“-Vẽ không vẽ, viết không viết, chỉ có mỗi phê bình mà cũng không xong, thế thì còn gọi là làm văn nghệ ở cái nỗi gì nữa? ”– Trong cuộc đời làm nghề tôi đã nghe bao nhiêu lời ruồng rẫy chê bai tương tự, đến mức cảm thấy đấy là một thứ thân phận của nghề mình — thân hèn, phận tủi…Tôi đã chán, đã mệt, đã thử cựa quậy để ra khỏi nghề, nhưng không ra nổi…”(Tự thú của một người viết phê bình văn học-Vương Trí Nhàn) Tiếp tục đọc

Xuân và Tết trong thơ Nguyễn Bính

.Chị ơi! em cưới mùa xuân nhé
Thử ghi lại tên một số bài thơ mà Nguyễn Bính đã viết, trong đó có nói đến xuân và tết. Trong tập Lỡ bước sang ngang: Mưa xuân.Tập Tâm hồn tôi: Xuân về. Tập Một nghìn cửa số: Thơ xuân, Mùa xuân xanh.Tập Mười hai bến nước: Xuân tha hương.Tập Mây tần: Tết của mẹ tôi Tiếp tục đọc

Cái tết của những nhà đại văn hào


(Hình ảnh một lớp người cầm bút tiền chiến qua truyện ngắn
Cái tết của những nhà đại văn hào của Nguyễn Công Hoan)

Đầu năm Canh Thìn (tức đầu 1940), Nguyễn Công Hoan đã viết truyện ngắn Cái tết của những nhà đại văn hào này cho một số báo Tết. Cũng như những Một tin buồn, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Thế là mợ nó đi Tây – cái tên đặt cho thiên truyện có ý nghĩa mỉa mai. Thực chất, nó kể lại một cái tết nhếch nhác thảm hại của mấy người làm nghề cầm bút trước 1945
Mở đầu thiên truyện là nỗi hí hửng của thi sĩ Vũ.
Đang lo không biết sống sao cho qua mấy ngày tết, anh chợt nghĩ ra một lối thoát: đến ăn chực ở nhà cây bút tiểu thuyết Lê. Nhưng Lê cũng đang trong cảnh túng quẫn. Cả hai bèn nghĩ ra mẹo là rủ nhau nhảy dù đến nhà kịch sĩ Trần. Anh này cũng đang đói nốt, nên nhập ngay với Lê, Vũ, thành một bọn giong tàu điện về ám nhà Nguyễn. Song nhà Nguyễn cũng không khá gì hơn, vợ Nguyễn đi xoay món nợ khẩn chưa về. Đã tới bước đường cùng cả bọn không còn biết đi đâu thành ở đấy báo vạ. Cho đến sáng mùng một, “cả nước Nam, mà có lẽ cả nước Tàu nữa, nghĩa là một góc địa cầu, đang vui vẻ ăn Tết”

thì bốn anh em vẫn “ nằm khàn, đắp chăn xù xù, chưa thèm dậy”. Họ chỉ có cách “ăn tết bằng những giấc ngủ ngon lành và nói những chuyện văn chương” cho hết thì giờ.
Từ thiên truyện, cái ý nghĩa đập vào mắt mọi người đã quá rõ. Khi người trí thức kiếm chưa đủ sống, thì không ai có quyền đòi hỏi ở họ lòng tự trọng, chí tiến thủ, nỗi lo đời – cùng là đủ thứ phẩm hạnh cao quý khác. Nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà nghèo – cái nghèo đã thành gia truyền trong các gia đình trí thức, từ thời Nguyễn Công Trứ (Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no” ) đến thế hệ Tản Đà, Nguyễn Công Hoan vẫn còn nguyên vai trò của nó. Nó là nguồn gốc của bao nhiêu chán chường oán giận thất vọng cay đắng từng đến trong lòng mỗi người. Hơn thế nữa, khôn ngoan đến cửa quan mới biết – giàu có đến ba mươi tết mới hay, cảnh tết “ngủ trừ bữa” của những Vũ, Lê, Trần… ở đây còn làm bộc lộ mấy căn bệnh độc ác đang hoành hành trong giới cầm bút bấy giờ.
Một là tâm lý A.Q, tự mình lừa mình. Trong cảnh khốn quẫn, họ tự an ủi “nghề của mình là nghề cao thượng nhất vì nó thật thà nhất… Mình không như những đứa làm bất cứ nghề gì khác ở xã hội này. Ở xã hội này, họ không cần giỏi nghề bằng giỏi khen rắm quan thơm và giỏi nói dối với nói phét”. Nghiêm khắc mà xét, phải nói đó là những ý tưởng hàm hồ: chính trong nghề văn không thiếu những kẻ dối trá, nịnh nọt, làm đủ việc độc ác để tiến thân, khiến người ngoài nghề không thể tưởng tượng nổi là có lúc họ đã viết nên bài thơ này cuốn tiểu thuyết nọ. Nhưng thôi, cứ tạm cho qua. Lúc nghe thi sĩ Vũ bảo: “cái nghèo của nhà văn là cái nghèo thanh cao, cái nghèo đáng trọng, cái nghèo phải ghi vào lịch sử văn học của thế giới”, người ta mới thấy họ đã đi tới cùng của lối tự mê hoặc, tự tạo ra những ảo tưởng hão huyền. Giá Vũ, Lê,Trần là những nhân vật có thực và đến nay còn sống, chắc họ sẽ thấy chả có thứ lịch sử văn học thế giới nào rỗi hơi nhắc tới những cuốn sách nhảm nhí cùng là ghi lại cảnh nghèo túng quẫn bách của họ cả.
Hai là, do đã bị cuộc sống hành cho khốn đốn quá lâu, ở những Vũ, Lê, Trần, Nguyễn này dần dần nảy sinh ra tâm lý cố thây trắng trợn mà họ không tự biết. Đây chính là lời Vũ bàn trên đường “hành quân” đến nhà Nguyễn:
– Được đến đâu hay đến đó. Chúng mình đi đâu mà chết đói được. Nó không có nhà đã có anh em nó tiếp chúng ta. Và nếu không gặp ai, chúng mình cứ vào bừa một nhà nào đó, chẳng lẽ người ta nỡ hất hủi ba nhà đại văn hào à?
Còn đây là lời Nguyễn nói với các bạn.
– Tao tưởng chúng bay đến chơi với tao thì tao mới tiếp. Chứ chúng bay đến chơi với cái bánh chưng nhà tao, thì tao tống cổ bây giờ.
Cái giọng rất phũ ấy, một nhà văn – nếu thật sự là một trí thức – không có quyền nói, dù là nói đùa; ở đây, nhân vật không hoàn toàn đùa, đây là nửa đùa nửa thật! Lại nữa,
một câu tuyên ngôn của cả bọn: “Chúng ta là những đại văn hào chúng ta không cần gì hết”. Câu nói thoạt nghe vô thưởng vô phạt, nhưng ngẫm cho kỹ, thấy không được. Tư tưởng của các nhân vật lúc này đã đi gần tới sự hư vô, với họ chúa đã chết không còn gì là linh thiêng phải giữ gìn nữa.
Từ thằng ăn cắp, anh lính gác đến các viên công chức quèn rồi các điền chủ phất lên thành hàn nọ, nghị kia, các quan phủ, quan huyện… nhân vật của Nguyễn Công Hoan

thường có một số nét chung: trắng trợn, bất cần, đạp lên đạo lý mà sống … tóm lại những cách nghĩ của bọn lưu manh. Lúc đầu, nhân danh cái nghèo, họ cho phép mình làm đủ thứ xấu xa, miễn sao sống sót. Về sau đã có danh có lợi rồi, thói quen suy nghĩ của bọn du thủ du thực trộm cắp lừa đảo vẫn còn nguyên trong họ.
Với Cái tết của những nhà đại văn hào, người đọc lại bắt gặp chất lưu manh ấy trong lớp người làm nghề thoạt nghe rất sang trọng là nghề cầm bút. Thật rõ – nhân vật nào nhà văn ấy. Trong khi mang dấu ấn riêng của Nguyễn Công Hoan, thiên truyện đồng thời phác ra một cách chân thực hình ảnh một lớp trí thức quặt quẹo được hình thành trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ này với những căn bệnh vô phương cứu chữa của họ.
Trích từ Chuyện cũ văn chương
NXB Văn học,H.2001

. Cái nạn mừng tuổi


(Hay là câu chuyện mồng một đi chúc tết nhau, dưới con mắt nhà văn Nguyễn Công Hoan) Tiếp tục đọc

Những dòng nước ngược

Những dòng nước ngược

Chuyện buồn giữa đêm vui là tên một thiên truyện của Nam Cao trong đó có nhân vật chính sau khi mời họ hàng đến ăn bữa cơm cuối, kể lại cho vợ nghe về một người cô hôm ấy không có mặt.
Để nội dung cụ thể sang một bên, hãy nới tới cái ý nghĩa khái quát nằm sau đầu đề thiên truyện: cuộc đời chung quanh chúng ta chẳng bao giờ trọn vẹn. Bởi vậy, hình như trong những ngày vui, những người không quá vô tâm, những người có lương tri thường không khỏi nhớ tới những gì chưa được hoàn thiện, những bất công khổ sở còn đầy rẫy quanh mình. Cái buồn ở đây không phải bi quan, càng không phải để làm dáng. Ngược lại, nó là tình cảm tự nhiên ở những con người lành mạnh, có yêu cầu cao về đời sống, và nhạy cảm với những gì đang diễn ra chung quanh.
Nếu không phải tất cả, thì một số nhà văn Việt Nam, nhất là nhưng cây bút hàng đầu của nền văn học dân tộc trong thế kỷ này – Nguyễn Công Hoan và Khái Hưng, Thạch Lam và Nguyễn Tuân, Tô Hoài và Thanh Tịnh… đã nghĩ như vậy. Khá nhiều thiên truyện mà họ đã viết nhân những ngày tết và nội dung có liên quan đến tết, lại là những truyện gợi cảm giác buồn bã.

Người ngựa và ngựa người của Nguyễn Công Hoan có hai nhân vật chính thì một là anh phu xe đói khách, hai là cô gái làng chơi ế hàng, không có tiền cũng cứ gọi xe để
dử mồi. Cuối cùng cả hai đều thất vọng. Cô ả trốn biệt. Anh phu xe bị quỵt tiền. Giữa lúc ấy “tiếng pháo chào xuân nối đuôi nhau đùng đùng toạch toạch”.

Tối ba mươi của Thạch Lam được xây dựng từ một cảm hứng hoàn toàn khác, song cũng buồn không kém. Cả hai nhân vật chính “sống đời truỵ lạc” (chữ của tác giả) song thực ra họ đều là người tử tế, do sa cơ nhỡ bước mà rơi vào vũng bùn. Đêm tất niên,
không có khách lai vãng, hai người càng cảm thấy lạnh lẽo. Họ mua các thứ về thắp hương, cúng tổ tiên, cha mẹ và tủi về thân phận của mình, ôm nhau khóc.
Ngày tết là ngày của hy vọng. Các nhân vật chính trong thiên truyện mang tên Đón khách của Nam Cao cũng không nghĩ khác. Ông bà đồ Cảnh ở đây chỉ mong kiếm cho đứa con gái của mình một tấm chồng sáng giá. Họ nhịn nhục đi vay tiền làm bữa cỗ thật to chờ anh chàng rể tương lai. Nhưng chính lúc đó, họ nhận ra sự thật: anh chàng Sinh, mà họ định bẫy, chỉ buồn tình đùa bỡn gia đình họ cho vui. Anh đã có đám khác. Điều oái oăm là ở chỗ tin thất thiệt đổ ụp xuống gia đình ông đồ Cảnh giữa ngày mồng hai tết.

Có thể kể thêm ra đây nhiều thiên truyện tương tự, ở đó, cái nền xảy ra câu chuyện là những ngày xuân chỉ khiến cho những nỗi đau khổ của các nhân vật thêm nổi bật. Thanh Tịnh từng miêu tả cái vui gượng gạo trong đêm giao thừa của những hành khách trên một chuyến xe lửa cuối năm. Khái Hưng trong một thiên truyện pha hồi ký, kể lại cảnh mình bị khám nhà giữa đêm ba mươi tết (ấy là hồi ông còn làm đại lý xăng dầu ở Ninh Giang). Trong Quê người của Tô Hoài, có một nhân vật tên là Thoại. Do quá nghèo túng, giữa đêm tất niên, Thoại xoay ra đi lùng chó, những con chó sợ pháo chạy lung tung giữa đồng. Nhưng cái mưu đồ ấy cũng không thành. Thoại bị một trận đòn nhừ tủ, đến nỗi xấu hổ quá, dắt vợ con bỏ làng ra đi. Tóm lại, “khôn ngoan đến cửa quan mới biết – Giàu có đến ba mươi tết mới hay” – hình như trong những ngày tết, ai đã vui lại vui hơn, ai đã buồn lại càng buồn hơn. Ngày xuân ngày tết chỉ làm rõ hơn cái tình thế mà mỗi người sẵn có. Và chỉ cần để ý kỹ chung quanh một chút thôi, người ta sẽ nhận ra ngày những cái tết eo hẹp, đạm bạc của những nguời quanh mình để không bao giờ đẩy sự vui vẻ tới mức quá trớn – hình như các nhà văn muốn nói thêm với bạn đọc điều ấy.

Thế cái quy luật này có tồn tại trong thơ, như đã tồn tại trong văn xuôi tiền chiến? Câu trả lời: cũng gần như thế! Cố nhiên, thơ vui ngày tết thì nhiều rồi, nhưng thơ buồn cũng không phải không có. Lấy một ví dụ: Có lần, các nhà sưu tầm thơ Nguyễn Bính đã chọn những bài thơ ông viết về mùa xuân và cảnh tha hương làm thành một tập riêng gọi là Xuân tha hương, trong đó, riêng những bài đầu đề có chữ tết, chữ xuân đã đến hơn chục bài: Xuân về, Vườn xuân, Thơ xuân, Xuân thương nhớ, Hội xuân, Mùa xuân, Rượu xuân, Nhạc xuân, Tết của mẹ tôi, Tết biên thuỳ… Những người quen biết Nguyễn Bính trước 1945 thường kể ông là người duy nhất hồi ấy có thể sống được bằng nhuận bút thơ. Vậy nên có thể dự đoán khá nhiều bài thơ nói về xuân về tết này được làm theo com-măng của các báo. Song, mặc dù được làm theo đơn đặt hàng, đây vẫn là những bài thơ

khá hay. Nếu thời gian mới làm nghề, thơ Nguyễn Bính về xuân và tết thường là những bài thơ vui, thơ về sau, âm hưởng chính lại là buồn bã.
– Em đi dệt mộng cùng người
Lẻ loi xuân một góc trời riêng anh
– Dang dở một thân nơi đất khách
Tết này ta lại ngắm hoa suông

– Huyền Trân Huyền Trân Huyền Trân ơi!
Mùa xuân mùa xuân mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi.

Những câu thơ vui, nhí nhảnh của Nguyễn Bính viết về xuân kiểu như Mùa xuân là cả một mùa xanh – Trời ở trên cao lá ở cành… được nhiều bạn đọc trẻ tuổi ghi nhớ. Nhưng cũng có phần chắc chắn không kém là những câu thơ xuân kể lại cảnh cô quạnh, đơn độc của tác giả cũng đã là bàu bạn của lớp người từng trải, hơn thế, là lời an ủi cho những người cùng cảnh ngộ.
Bài viết này mượn nhan đề một tập thơ của Tú Mỡ. Điều may mắn cho chúng tôi là đọc lại tập thơ trào phúng đó cũng có mấy bài viết về tết, mà cũng là Dòng nước ngược, với nghĩa: tuy tác giả không tả những cảnh buồn đau thất vọng, song ông cũng không hùa theo đời, tô vẽ cảnh tết, mà lại nhìn thấy trong ngày vui này những cái nhố nhăng nhếch nhác. Đây là một ví dụ:
Ghét tết
(thơ yết hậu)

Thiên hạ sao ưa Tết?
Hẳn vì mặc áo đẹp
Tớ đây bảo Tết phiền
Ghét!

Tiêu pha thực tốn tiền
Chè chén cứ liên miên
Hết Tết đâm lo nợ
Điên!

Mồng một đi mừng tuổi
Chúc nhau nghe inh ỏi
Toàn câu sáo rác tai
Thối!

Mừng tuổi đèo phong bao
Năm xu lại một hào
Ai sinh cái lệ đó?
Hao!

Kiết xác như vờ rồi
Còn ngông đốt pháo mãi.
Pháo kêu: Tiền hỡi tiền
Dại!

Cố nhiên, nghĩ như Tú Mỡ cũng có phần cực đoan. Sau một năm lao động vất vả, chúng ta có quyền vui tết. Điều có thể chia sẻ với Tú Mỡ trong trường hợp này là: có được một cái Tết cho hợp lý, có ý nghĩa mà cũng là có văn hoá — cái đó không phải dễ.

. Cùng đón tết với ông Nguyễn


Đã gọi là nhà văn, xa gần ai chả viết về đời sống dân tộc, song trong các nhà văn Việt Nam hiện đại, nếu cần tìm một người biết từ những mảng sống, những thực tế ai cũng sống ấy, đưa lên thành nề nếp, thành một cái gì thuần thục kỹ lưỡng, tóm lại là biết xem xét đời sống ở bình diện văn hoá, thì người ta trước hết nghĩ đến Nguyễn Tuân (1910-1987). Cách sửa soạn cho một ấm trà ban mai hay cái nghi thức thiêng liêng mở đầu cho một ngày. Những đắn đo bàn bạc trước khi làm mấy cái đèn trung thu. Ý nghĩa tìm thấy ở trò chơi thả thơ đánh thơ, quan niệm về nhân cách qua một kiểu viết chữ. Rồi đức hy sinh của một người chị cho một nguời em trai, rồi niềm tự tin hay những kiêu hãnh chính đáng của một vị quan có học… Bao nhiêu nếp sống hàng ngày đã được Nguyễn Tuân ghi nhận! Thì dĩ nhiên là những ngày Tết nguyên đán cũng đã để lại vang và bóng của nó trong tâm trí Nguyễn Tuân, dù nhiều khi chỉ là những vang bóng thoáng qua. Lấy ví dụ như ở thiên truyện Hương cuội in trong Vang bóng một thời. Đặt bên cạnh những Chém treo ngành hoặc Ném bút chì có gươm khua, có máu chảy (dù là tất cả đã được làm một cách rất tài hoa), thì Hương cuội giống như một sự dềnh dàng cố ý cốt cho thấy cách đón xuân của cổ nhân cầu kỳ mà cũng thanh đạm đến như thế nào. Này là cảnh chuẩn bị Tết ở nhà cụ Kép: trong lúc đám dâu con đàn bà ngồi lau lá dong và làm bếp, còn lũ trẻ lo đánh bóng đỉnh đồng, lư hương, thì ông cụ chỉ loanh quanh bên cái chậu hoa, và để hết tâm trí tới việc sửa soạn bữa rượu Thạch lan hương. Quả thật, cái cảnh uống rượu nhắm với đá cuội tẩm kẹo mạch nha là một nét lạ của văn hoá Tết cổ truyền mà có thể đoán là không mấy người thuộc lớp hậu sinh chúng ta được biết, và những trang văn Nguyễn Tuân thật đã có vai trò của những thước phim quay chậm để ghi lại tư liệu quý.
Sau Vang bóng một thời xưa, đâu Nguyễn Tuân còn định viết Vang bóng một thời Tây. Cái ý định ấy, cũng như nhiều dự định hay ho khác, đã xếp xó. Nhưng đây đó, nhà văn thích phác hoạ lại nếp sống một thời và mang lại cho nó vẻ thanh lịch của một hành động văn hoá, nhà văn ấy cũng đã kịp ghi lại vài nếp sống của xã hội ta khi chuyển sang thời Âu hoá, trong đó có cảnh đón Tết ở các đô thị. Đọc Một người cha về ăn tết (in trong Tuỳ bút I) người ta biết rằng vào những năm ba mươi của thế kỷ này, thành phố Hà Nội vẫn chỉ là nơi làm việc của nhiều công chức, chứ không phải gia hương của họ. Cuối tháng chạp âm lịch, hai mươi, hăm lăm gì đó – tuỳ cảnh tuỳ người – nhiều cặp vợ chồng giao nhà cho đầy tớ, rồi kéo con cái về quê ăn tết. Có thể là ở quê, họ lại sẵn sàng ngồi bên nồi bánh chưng cổ truyền suốt đêm để sống lại cái nền nếp vốn có của cha ông. Còn ở thành thị, nơi họ làm việc, thì cái nếp sống Tây phương cũng đã len vào thành những phong tục mới, nhuần nhị và thành thục. Trông nhà trong mấy hôm ấy, một trong những

việc đám thằng nhỏ phải làm là để cái đĩa pha lê ra bàn giữa nhà cho bạn bè của chủ chúng (mà chúng thường gọi là cậu mợ) đến đặt danh thiếp.

Tuy nhiên cái độc đáo của Tết ở văn Nguyễn Tuân chưa phải là ở những mảng sống được ông miêu tả ghi chép như vậy. Sự quyến rũ của văn ông là ở cái hình ảnh bao trùm của con người lãng tử, nên cái ấn tượng về Tết khiến người ta nhớ hơn cả cũng là cách xử sự kỳ lạ của chàng Nguyễn và những phiên bản của chàng vào những ngày mọi người khép mình chờ đợi. Mặc dù biết rõ là Tết sắp đến nhưng Nguyễn của chúng ta vẫn mải mê với việc vui chơi và sẵn sàng lang thang ở những chốn đâu đâu mà không hề đoái hoài tới việc tận hưởng mọi thú vui thông thường, kể cả việc về nhà sum họp cùng vợ con. Trong Những đứa con hoang, người ta gặp cái cảnh Nguyễn với hai người bạn xuống xóm vào một ngày tất niên, khi các nhà cô đầu tịnh không ai đi hát, và từ các bà chủ đến các cô con gái trong nhà có nghĩ gì, thì cũng là nghĩ đến chuyện làm ăn trong năm mới. Lại như câu chuyện Một người cha về ăn Tết. Cái việc tốt đẹp nói ở đầu đề thiên tuỳ bút, thực ra phải đâu là nằm trong dự định của Nguyễn mà chỉ là kết quả của sự tình cờ. Đang ở nhà bạn, định sống thêm một cái Tết tha phương, chợt trông thấy mấy đôi giày trẻ con, thế là lòng nhớ nhà của Nguyễn thức dậy và chàng mới ra ga, về quê trong chuyến tàu rạng sáng ba mươi. Tóm lại, trước sau, Nguyễn vẫn là Nguyễn, Tết chẳng qua là một dịp để con người ấy tiếp tục mài sắc cá tính của mình, càng mang tiếng chơi ngông, trêu ngươi mọi người, càng lấy làm đắc ý. Giữa cái xã hội Âu hoá nhố nhăng, để khẳng định cá tính, Nguyễn vẫn chỉ có một con đường độc đáo để đi. Con đường này đã in dấu chân của nhiều bậc lãng tử cuối mùa, mà ông Cử Hai trong Một cảnh thu muộn là ví dụ.Cáí thần thái chính trong cuộc đời ông Cử Hai có thể tóm gọn lại bằng cái công thức “đem cái tài hoa ra để đùa với cuộc đời”. Đi dạy học thực tế với ông là một thứ “đi ngoạn cảnh hoặc là đi dâng hương ở các đền chùa cổ tích”. Bởi vậy mới có cảnh “gần ngày Tết nhất, người trưởng tràng lúc thu xong sổ đồng môn, chỉ khổ lên vì đi tìm thầy”. Giữa ngày vui của mọi người, cái con người nghệ sĩ “không chịu sống cho người khác và hùa theo với người chung quanh ấy” sẵn sàng ẩn trong một mái đình vắng nào đó, để gọt cho hết một lắp thuỷ tiên. Người ta có thể không sống theo và trước tiên là không thích thú với cách sống cao ngạo trái khoáy này, song phải công nhận người giữ được cái đạo đó phải là người có cuộc sóng nội tâm phong phú, nội lực vững vàng, trong khi biết tìm cho mình những thứ thức ăn tinh thần không giống một ai, họ thật đã có cuộc sống vượt lên cái phàm tục — một điều mà kẻ sĩ thanh cao xưa nay hằng ao ước.

Đơn độc ngay trên quê hương mình, trốn tránh mọi người, chỉ lấy sự lang thang chỗ này chỗ nọ làm vui, những tưởng ở Nguyễn Tuân đã chết hẳn con người bình thường. Nhưng không, đến khi có dịp xa quê thực sự, thì Nguyễn Tuân lại có một cái Tết thật buồn, đến mức người ta phải tự hỏi không biết đâu mới là bản chất thực của cái con người phiền toái đó. Trong Một chuyến đi ông đã kể lại kỹ lưỡng nhiều chuyện liên quan đến cái lần nhà tài tử nghiệp dư là ông, cùng với một số bè bạn, sang Hồng Kông đóng phim. Cảnh ông ăn Tết ở xứ người chính là xảy ra vào đầu năm Dần đó (1938). Hiện lên trước mắt chúng ta là một bức tranh hai màu đối lập. Một bên là cảnh dân địa phương náo nức vui thú. Những tràng pháo dài hàng vạn quả đua nhau nổ dữ dội. Những gốc đào tươi

tua tủa hoa nhạt và nụ thắm. Rồi đêm Hương Cảng đỏ rực hẳn lên với phiên chợ Tết “như cảnh bài trí trong một truyện thần tiên hoặc trong Liêu Trai…”. Một bên là cái tâm trạng buồn thiu của người lữ khách cô độc, mắt mờ hồn mê, tiền không có, bạn không có, đi giữa đường vui phải giơ tay nắm chắc lấy lòng can đảm của chính mình để khỏi chán chường thêm. Vốn là điều làm nên sự kiêu hãnh của người lãng tử, sự khác người với Nguyễn Tuân trong những ngày Tết năm ấy chỉ còn là một cái gì nặng nề, không sao chịu nổi. Trong lúc tỉnh táo, tác giả cảm thấy rất rõ là mình đang đánh mất mình: “Tôi chiều nay hằn học với số phận, dám cáu kỉnh với cả cuộc đời phiêu lưu mà xưa nay tôi vẫn ca ngợi. Chiều nay, tôi cũng muốn vứt đi một cái gì”.
Chưa bao giờ như trong Một chuyến đi, con người Nguyễn Tuân lại hiện ra yếu đuối đến thế, bất lực đến thế! Song cũng là một sự thực kỳ lạ: ấy cũng là lúc Nguyễn đáng yêu hơn bao giờ hết. Sau cái lần vỏ ngạo ngược, ngông nghênh hoá ra chàng Nguyễn vẫn rất mềm yếu, rất tình cảm, nghĩa là rất gần với mọi người. Có lẽ vì thế, chúng ta hiểu vì sao sau này trong tiếng súng chiến tranh khi cùng một đoàn kịch đi suốt từ Hà Nôị tới Nam Trung bộ, khi lội suối trèo đèo theo bộ đội đánh đồn, nhiều cái Tết trong văn Nguyễn Tuân lại hiện ra với những nét vui vầy đầm ấm, và những ngày hoà bình sau 1954, hầu như Tết nào ông cũng có những bài tuỳ bút vui Tết với mọi người. Vẫn với cách nói hóm hỉnh vốn có, ông bảo rằng đó là những lần mình ngả từ vườn đào nhà ra mấy cành để góp mặt với những ngày vui ở chợ hoa Hàng Lược. Một trong những bài tuỳ bút của Nguyễn Tuân hồi ấy độ một cái tên khá lạ lùng Tôi bán năm cành hoa tết.

Gạch nối giữa truyện cười dân gian và đời sống hiện đại

TTC – Dường như đang có sự phân công, các báo ở ta thì in những truyện cười mới sáng tác và mới dịch, trong khi Truyện cười dân gian thì được in ra dưới các hình thức sách phổ thông. Thế nhưng có một câu hỏi đặt ra là tại sao cả hai cùng tồn tại, liệu giữa hai loại truyện này có mối liên hệ nào không? Tôi đem thắc mắc hỏi một anh bạn:

– Ông có nhớ truyện cười dân gian: Bé ơi bé ra mà ăn kẹo?

Bạn tôi nói lại:

– Ai mà chẳng biết! Truyện kể một anh bí quá đành liều dám nhận làm “ông đỡ” cho một người đàn bà khó đẻ. Rồi khi đối mặt với sản phụ, không biết làm gì hơn, anh ta liền giở trò trẻ con, buộc cái kẹo vào đầu dây nhử nhử, miệng lắp bắp: “Bé ơi bé ra mà ăn kẹo…”, không ngờ sản phụ bật cười mà đẻ luôn. Coi như anh ta hoàn thành sứ mệnh và được trả công đàng hoàng.

– Đúng truyện ấy đấy!

Bạn tôi nói tiếp:

– Theo tôi, nhân vật trong truyện chính là một mẫu người phổ biến trong xã hội Việt Nam ngày xưa và cả ngày nay. Nhiều người chúng ta chẳng có nghề gì thành thạo cả và thường làm không đủ ăn. Ta đành tin ở sự may rủi, sẵn sàng ngả sang làm liều, làm cả những chuyện nhảm nhí vớ vẩn nhất. Sự thành công do vậy đôi khi hiện ra hơi buồn cười, nhưng thôi, dẫu sao còn hơn là thất bại. Cuộc sinh nhai coi như tàm tạm, ta tiếp tục tìm những cơ may khác.

Kể ra lý lẽ của anh bạn còn hơi gượng gạo. Nhưng tôi tin ở cái lý lớn hơn là có một mối liên hệ ngấm ngầm giữa những truyện cười dân gian với đời sống hiện đại. TTC là cái gạch nối giữa truyện cười dân gian và đời sống hiện đại. TTC đã soi vào các truyện cười dân gian mà khái quát những thói hư tật xấu người Việt, đôi lúc viết lại theo kiểu hiện đại để rồi giúp nhau sửa chữa.

Thứ Tư, 14/01/2009 Tuổi Trẻ Cười

Văn chương và độc giả

PV:
– Thưa anh , chuyên mục Hỏi chuyện văn chương của Văn nghệ Trẻ xin được phỏng vấn anh, với tư cách một nhà phê bình văn học, lại gắn bó lâu năm với công việc xuất bản . Trước tiên chúng tôi muốn anh cho biết độc giả chiếm vai trò như thế nào trong suy nghĩ hàng ngày của anh về nghề nghiệp ?
Vương Trí Nhàn:
– Không rõ những người viết văn khác như thế nào, riêng tôi, bao giờ viết tôi cũng thường nghĩ đến độc giả . Bảo rằng tôi rất e sợ họ nữa cũng được . Trước họ , tôi chẳng có một thứ gì gọi là quyền hành . Rất có thể họ chỉ cầm trang báo có bài viết của tôi lên rồi lướt qua rất nhanh và bỏ luôn . Mà như thế thì tủi thân lắm . Vậy phải viết làm sao để họ có nhu cầu đọc mình . Chẳng những thế , lại còn có thể tìm ở họ những tác động ngược để giúp mình viết tốt hơn .
PV
Nói cụ thể , anh thích viết cho loại độc giả nào ?
Vương Trí Nhàn
Chỗ này phải nhận là tôi hơi tham . Tôi thích viết thế nào đó để cho những người khác nhau cũng có thể đọc được . Có thể đó là những ông giáo sư, tiến sĩ tôi quen biết ( tôi là cái anh không có bằng cấp gì , nhưng cũng có đi lại chuyện trò một số người như thế, và nếu tôi không lầm , thì họ cũng coi tôi như một đồng nghiệp, chứ không phải mình chơi trèo hay học làm sang gì đâu !) . Mà cũng có thể đó là những người làm đủ các loại nghề khác , không có quan hệ trực tiếp tới văn học . Không loại trừ trong số này có cả những người đạp xích lô, người bán hàng rong . Chinh phục được loại thứ hai này cũng thú vị lắm . Ngay từ những năm 1968-70 , nhà văn Nguyễn Khải có lần nói với tôi rằng nói chuyện với thanh niên là khó nhất . Họ vội vã sống . Họ không có thì giờ để nghe những chuyện cà kê dài dòng và khi không thích là họ bỏ đi liền . Cho nên nói chuyện thế nào để thanh niên nó nghe được mới thấy sướng . Viết cũng tương tự như vậy .
PV
Anh có thể giải thích cụ thể cái tác động ngược mà bạn đọc tác động tới anh …
Mong có nhiều người đọc , nhưng lúc viết tôi thường hình dung như bên cạnh mình có một độc giả rất là khó tính, rất là uyên bác , mà cũng rất là thạo đời …để lấy đà phấn đấu. Người độc giả lý tưởng này biết tất cả . Họ biết chỗ này tôi nói dối, chỗ kia tôi không đọc mà cứ nói liều, chỗ khác nữa thì suy nghĩ không kỹ , chẳng qua cũng chỉ diễn lại vài ý người đời ai cũng biết . Tôi thường đặt ra một loại độc giả rất cao như vậy rồi xác định viết để đối thoại với họ . Khi nghĩ được rằng vẫn còn một người nào đấy tin mình , chờ mình , phải viết sao để để đáp ứng lại sự chờ đợi của người đó, tự nhiên người ta có cớ để cố và bớt viết những cái lăng nhăng đi .
PV
Nhận xét của anh về độc giả hôm nay.
Vương Trí Nhàn
Đạo diễn sân khấu Nguyễn Đình Nghi có lần bảo tôi : cái căn bản của sân khấu ngày trước là rất nghiêm túc, còn bây giờ lắm khi vào rạp người ta cắn hạt dưa, rồi thì cười nói rúc rích thì còn ra sao nữa . Chúng ta đang thiếu cái gọi là “công chúng chọn lọc”. Lớp “công chúng chọn lọc” này đóng vai trò dẫn dắt những công chúng khác. Chính họ là cái người đối thoại với tác giả. Quay trở về với lĩnh vực văn chương, thời bao cấp, chúng ta có một loại độc giả rất là tốt, chịu đọc, suy nghĩ nghiêm túc Mà nay thì không có, hoặc đúng hơn cũng có , lúc nào cũng vẫn còn , nhưng hình như ngày một ít đi, ngày một lép vế .
PV:
-Tức là như người ta hay nói, văn hoá đọc hiện nay giảm sút
Vương Trí Nhàn:
Nên nhớ là hồi trước số đầu sách thì ít nhưng số lượng in của từng cuốn lớn lắm . Và người ta săn sách kinh khủng. Chúng tôi cũng vậy, mỗi lần đi công tác các tỉnh, thế nào cũng sục vào các hiệu sách xem có cuốn nào hay còn sót thì mua . Lúc nào cũng như đang trong tình trạng đói sách . Còn gần đây, độc giả có tình trạng ngược lại : quá no . Một số trở nên dễ tính, yêu cầu của họ cũng thấp. Ngày trước, văn học mang đậm tính chất giáo dục, nó thiêng liêng quá, mà lại thiếu sự thông cảm với những yêu cầu bình thường của con người , thiếu chất giải trí . Nhưng mà bây giờ thì lại hơi nhiều chất giải trí quá. Có nhiều cuốn sách, không ít người kêu là dở nhưng lại bán chạy , nhìn kỹ thì thấy chẳng qua ở đó , tác giả đóng vai trò mua vui khi trêu chọc khi nịnh nọt độc giả .
Nhìn chung nay là lúc trong độc giả đang có sự phân hoá .Có lẽ là chúng ta cần một cuộc khảo sát .
PV
Phải ý anh muốn nói đã xuất hiện những độc giả mới, có cách ứng xử với sách văn chương không theo “chuẩn mực “ như trước đây và anh không hẳn tin ở cách đánh giá của họ .
Vương Trí Nhàn
-Đúng vậy . Hiện có những cây bút tự hào là rất ăn khách , rồi vin vào cớ đó đi rêu rao rằng tác phẩm của mình toàn là văn chương thứ thiệt, là những giá trị lâu dài . Tôi không có cách gì để cãi lại họ , chỉ biết rằng tôi tin ở một loại độc giả khác , phấn đấu cho một loại độc giả khác .
PV
Đâu là nguyên nhân khiến trong độc giả có sự phân hoá như trên kia anh vừa nói ?
Vương Trí Nhàn
Tại sao loại độc giả lý tưởng của văn học lại đang ít đi, hay đang bị ít đi ; mà loại độc giả đùa bỡn, đối xử với sách như một thứ trò mua vui vớ va vớ vẩn thì lại có vẻ ngày càng nhiều hơn ? Theo tôi thì có hai lý do thế này: Một là sau một thời gian lý tưởng hoá văn chương, coi tác phẩm văn chương như thần như thánh , một số độc giả thấy chán . Họ có cảm giác bị lừa : chúng ta viết về những cái xa lạ với họ quá, toàn những điều họ không thực hiện được. Chán sách , họ chán luôn cả văn học . Hai nữa là lớp trẻ bây giờ họ ra đời trong điều kiện ti vi đầy ra, các phương tiện thông tin đầy ra . Bóng đá và các thứ khác nó lôi cuốn họ. Cái họ cần, không thấy có trong sách.
PV:
Thưa anh, phải chăng đó chỉ là kết luận khi chúng ta nhìn nhận từ thực tế ở chốn thị thành? Độc giả đông đảo còn ở nông thôn, vùng sâu vùng xa? Họ có được vậy không và có đến thế không?
Vương Trí Nhàn :
Chính vì không rõ là ở những vùng anh nói độc giả hiện nay đọc sách ra sao , nên tôi mới đề nghị phải có những cuộc điều tra, thậm chí điều tra thường xuyên. Tuy nhiên tôi ngờ rằng ở đó quá trình phân hoá này cũng đang xảy ra .
PV:
– Đứng trước thực trạng như vậy , chúng ta có thể nói gì gì về trách nhiệm của những người viết văn ?
Vương Trí Nhàn:
– Phải nhận chính chúng ta là người có lỗi .Văn chương góp phần tạo ra độc giả , rồi độc giả lại góp phần vào việc định hướng văn chương , hai bên góp phần sinh thành đào tạo ra nhau . Nói thế để ta tự nhận lấy phần trách nhiệm của ta . Cụ thể là , theo tôi, mỗi người viết văn cần đặt cho mình yêu cầu cao tự nâng mình lên . Giống như đi tu ấy. Phấn đấu hằng ngày. Bây giờ, có nhiều bạn viết mang tâm lý thế này: cái gì mình viết ra thì cần phải có người khen ngay hay chê ngay. Tại sao lại không nghĩ rằng: vài năm sau người ta mới hiểu mình? Xưa, các cụ có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Chính cái sự tự trọng ấy của người viết sẽ có tác động tích cực đối với sự đọc văn chương của độc giả.
PV:
– Và sự nghiêm túc, nghiêm khắc của nghề văn không phải chỉ được thể hiện qua các tác phẩm như thơ, trường ca, truyện ngắn, tiểu thuyết v.v mà còn được thể hiện trong cả những bài víêt nhỏ in báo và ngay cả trong những ý kiến phát biểu miệng nơi này, nơi khác?
Vương Trí Nhàn:
– Vâng, đúng là như thế . Bây giờ báo nhiều nên mấy ông ham nói, nói nhiều, nói dai, nói dài tha hồ múa may . Thực ra, trong ý nghĩa sâu sắc của nó , văn học đòi hỏi chúng ta phải làm ra những thứ tinh luyện hơn, kỹ lưỡng hơn . Cũng như trong đời sống nhiều người chúng ta đang mắc bệnh nói nhiều trong khi con người hiện đại cần thanh cao hơn, hợp lý hơn, từ tốn hơn. Một điểm nữa tôi xin nói tạt ngang nay là lúc chúng ta sẵn sàng khề khà trò chuyện với nhau mà lại ít đọc nhau . Lẽ ra nếu còn lương tâm nghề nghiệp, thì nên dành thì giờ mà đọc nhau, mà tập trung cho việc sáng tác.
PV:
Có vẻ như anh thích nhấn mạnh sự nghiêm túc trong lao động nghề nghiệp và cho rằng điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành một lớp độc giả văn chương trong tương lai?
Vương Trí Nhàn:
– Đúng vậy . Tôi đã nghe có người chê rằng như thế là già là cổ lỗ lắm rồi , nhưng cái tạng của tôi là thế , với văn chương không bao giờ tôi dám coi là chuyện đùa bỡn , với những gì thuộc về tương lai lại càng không thể đùa bỡn .
PV:
– Quay trở lại với vấn đề độc giả , theo anh thì làm thế nào để có thể “tổ chức độc giả ” cho nền văn học của chúng ta?
Vương Trí Nhàn:
‘ Trước mắt phải lo sao có những tác phẩm tương đối có giá trị thì mới có sức lôi cuốn bạn đọc . Tuy nhiên , khi đã có sách , lại cũng cần có những sáng kiến cụ thể . Tôi nghĩ báo chí nên dành thêm chỗ cho độc giả phát biểu . Các tờ báo các nhà xuất bản có thể nghĩ ra các hình thức giao lưu khác nhau , ví dụ có thêm những buổi gặp mặt tiếp xúc với bạn đọc . Hoặc có những cuốn sách mang ra cho bạn đọc bỏ phiếu , cuốn nào được nhiều người thích thì coi như được nhận một thứ giải thưởng , tạm gọi là giải của bạn đọc . Có giải của bạn đọc thanh thiếu niên , giải của bạn đọc lớn tuổi v..v.. Nói cho to tát tức là cần có cách để khôi phục cảm giác thiêng liêng của văn học trong lòng bạn đọc .
Nói thì dễ nhưng làm thì khó lắm . Năm ngoái năm kia, nhà xuất bản nơi tôi công tác có in một cuốn sách của một nhà văn nổi tiếng , tôi mới nói hay là bây giờ ta họp mặt bạn đọc để tác giả giới thiệu sách rồi ai thích thì xin chữ ký tác giả . Nhưng anh Nguyễn Phan Hách giám đốc nhà xuất bản bác đi ngay: nhỡ tổ chức ra mà quá ít người đến thì sao? Nhỡ người ta có đến mà người ta không mua sách thì sao ? Ai dám tự nhận là nắm chắc được độc giả bây giờ ?!. Thế là lại thôi . Tuy vậy , với tư cách một người làm xuất bản và một người có viết sách , tôi vẫn tin ở những độc giả lý tưởng của mình và cố làm việc cố viết để khỏi phụ lòng những độc giả đó ./.
PV:
Xin cảm ơn anh!

Ba mươi tết xưa và nay

Không chỉ những nghi lễ thiềng liêng chào đón năm mới mà mấy ngày kết thúc năm cũ với nhiều người Việt Nam cũng là một thời điểm rất thú vị . Sự chờ đợi quả có cái vị say người khiến cho ai cũng cảm thấy náo nức . Già trẻ tuỳ theo khả năng mỗi người một tay lo liệu cho tết . Bận rộn mà vui . Cho đến buổi chiều ba mươi thì mọi sự chuẩn bị coi như đã xong .

Nhiều gia đình có thêm bóng dáng những người đi xa lúc này vừa mới trở về . Bữa cơm tất niên chưa có cái vẻ thành kính như các bữa cỗ ngày tết nhưng lại đầm ấm tự nhiên . Không phải ngẫu nhiên mà , ở chỗ riêng tư , nhiều người thú nhận rằng đây chính là bữa ăn ngon nhất trong suốt dịp tết , cũng như không khí chuẩn bị vất vả tất bật xem ra lại thú vị hơn những ngày được trịnh trọng gọi là năm mới .
Những buổi chiều ba mươi tết đã được nói tới như thế nào trong các sáng tác văn chương từ xưa tới nay ? Tôi chưa có đủ tài liệu để trả lời câu hỏi này ,chỉ xin nói một cách sơ lược : Suốt thời trung đại bút pháp ước lệ chi phối văn chương Việt Nam , bởi vậy khó lòng tìm thấy ở đó những nét sinh hoạt của người xưa . Chỉ bước sang thế kỷ XX , một đôi khi , cái giờ phút đặc biệt của buổi chiều ba mươi mới có dịp được các nhà văn nhắc nhở tới qua những trang viết mà sau đây là một vài ví dụ .
Tiếng gạo vo sàn sạt _Vịt gà kêu quang quác , nữ thi sĩ Xuân Quỳnh mở đầu bài thơ Chiều ba mươi(1963) của mình bằng mấy câu rất gợi không khí như vậy . Sau khi tả tiếp vài hình ảnh Quang níu cong đòn gánh Mẹ về chợ kia rồi hoặc Cắm đào lên lọ sứ Ông ngắm ra ngắm vào Trên bàn thờ tiên tổ Khói hương bay ngạt ngào ,tác giả kết luận ồ năm chưa đi hết Mà nghe xuân đến rồi !
Ngược lại với vẻ đơn sơ mộc mạc của bài thơ nói trên , thiên tuỳ bút của nhà văn Nguyễn Tuân in trong tập Một ngày một đêm cuối nămMột chuyến đi (1939 ) lại nói về chiều ba mươi từ một góc độ khác hẳn . Nhân chuyện mấy nhà tài tử sang Hồng Công đóng phim ,tác giả vẽ nên tâm trạng buồn bã của một số người phải xa nhà trong dịp năm cùng tháng tận ,qua đó càng thấy những buổi chiều ba mươi để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi người Việt Nam như thế nào .
Thế nhưng cùng với sự thay đổi của thời gian ,những buổi chiều ba mươi và tiếp đó là đêm giao thừa không phải cứ được đón nhận mãi như cũ . Trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (in lần đầu 1983) của Nguyễn Minh Châu có một thiên truyện mang tên Giao thừa .Nhân vật chính ở đây là một ông già sống theo nếp cũ , thường sau bữa cơm tất niên còn bắt con cái quây quần ,không cho đứa nào đi đâu hết .Đến một năm nọ , lũ con đã trưởng thành không chịu được nữa ,chúng chỉ hào hứng với không khí chiều ba mươi trong gia đình được một lúc , cơm xong là lấy xe đi chơi với bạn bè .Ban đầu ông già cũng làm mặt nghiêm (và lấy cả xe điếu ra doạ ) nhưng về sau ông phải lặng lẽ cho qua . Với thiên truyện này , Nguyễn Minh Châu tỏ ra khá nhạỵ bén trong việc nắm bắt tâm lý con người đương đại .Trong khi tôn trọng truyền thống đồng thời mỗi thế hệ có cách riêng của mình trong việc chia tay với năm cũ và đón năm mới , đấy là cái điều ngày càng được con người hôm nay tán thành .

Chuyện cũ văn chương

Tình yêu một thuở

Giả sử vào những ngày này nghe đồn là có một người con trai nào đó yêu một người con gái nào đó, song lại cứ nằng nặc đòi cô kia phải đan cho mình một chiếc áo len, như một thứ của làm tin, xem áo như dấu hiệu của một tình yêu, của sự chung thuỷ – hẳn nhiên nhiều bạn trẻ sẽ … chết sặc vì cười.

Sang thời buổi của xe Dream, của các quán Karaoke, cách tỏ tình của thanh niên hiện nay hiện đại hơn, do đó chắc chắn giản tiện hơn, khong rườm rà thủ tục như ngày nào. Nhưng có điều là dù thay đổi đến mấy thì bây giờ người ta vẫn phải yêu và có lúc không cách nào khác, vẫn mượn những trang thơ để bày tỏ nỗi lòng. Bởi vậy mới có hiện tượng cùng với thơ tình Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, những bài thơ của Nguyễn Bính viết từ nửa thế kỷ trước – trong đó, ở nhiều bài thấy lặp đi lặp lại lời than thở rằng người yêu bỏ mình rồi, mùa rét tới không ai đan cho mình một chiếc áo len nữa, vẫn đang được ưa chuộng trên thị trường sách báo và các độc giả trẻ tuổi rất thông minh hiện thời vẫn biết đọc qua những vần thơ đó cái phần con người ngày nay mới có.
Đọc tiểu sử Nguyễn Bính, người ta vẫn biết rằng trước khi lên thành phố vương vấn với các “cô gái ở lầu hoa” ở những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỷ này, thì ông đã sống những năm đẹp nhất của tuổi trẻ ở một làng quê Nam Định. Bởi vậy, trước khi nói chuyện “đan áo len” thơ ông còn hay nhắc tới chuyện các cô gái trồng dâu, dệt lụa, may áo tặng các chàng, và một vẻ quê quê thường xuyên hiện lên như một sắc thái riêng, làm nên cái duyên dáng riêng của thơ tình Nguyễn Bính. Hãy thử nhớ lại xem khi nào thì con người ở đây yêu nhau: cùng học ở một trường huyện, hoặc sống ở hai thôn nhưng thực ra là một làng; có khi gần hơn, hai nhà chỉ cách nhau một giậu mùng tơi nho nhỏ, và thuở bé hai trẻ vẫn đùa chơi với nhau. Thật là những nguyên cớ rất hồn hậu! Rồi cái đích mà tình yêu đi tới cũng hồn hậu không kém. Lặp đi lặp lại trong nhiều bài thơ là cái công thức về một gia đình lý tưởng: vợ chăn tằm dệt vải, chồng miệt mài đèn sách để chờ ngày thi cử. Về mặt này mà xét, thơ tình Nguyễn Bính ngoài công cuộc Âu hoá đương thời, và không cần so sánh với Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử mà ngay với Lưu Trọng Lư thì những bài thơ in trong Lỡ bước sang ngang, Mây Tần, Mười hai bến nước… vẫn có gì đó dân dã hơn, nguyên chất nông thôn và xa lạ với văn minh thị thành hơn. Vả chăng, bấy nhiêu chuyện có lẻ vẫn chỉ là phong cách biểu hiện bên ngoài. Đằng sau cái vẻ vừa quê mùa, vừa cổ kính, thơ tình Nguyễn Bính nhiều khi đạt tới các mức gần như trùng khít với tâm tình con người đương đại. Ví dụ, dù là ở nông thôn hay thành thị, dù là người của các thế kỷ trước, hay của thời đại văn minh này, thì khi đã yêu, cũng không ai tỉnh như sáo mãi được. Ngược lại, luôn luôn trong con người ta có những phút vẩn vơ không đâu vào đâu. Những lúc ấy, tôi nghĩ, trong tâm trí người thanh niên hiện nay dễ dàng vang hưởng những câu thơ trong bài Tương Tư. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông – Một người chín nhớ mười mong một người – Nắng mưa là bệnh của trời – Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng, hoặc bài Nhớ: Ví chăng, nhớ có như tơ nhỉ – Em thử quay xem được mấy vòng – Ví chăng nhớ có như vừng nhỉ – Em thử nào xem được mấy thưng. Lại ví như khi yêu bao giờ người ta cũng thiên vị tức cũng có xu hướng dành cho người yêu của mình những lời lẽ tốt đẹp nhất. Thành thử, những câu thơ sau đây, mà Nguyễn Bính dùng để tả người con gái, tưởng cũ bao nhiêu, mà vẫn cứ luôn luôn là mới:
Một đi làm nhớ hoa sen
Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai
Hương thơm như thể hoa nhài
Những môi tô đậm làm phai hoa đào
Nõn nà như thể hoa cau
Thân hình yểu điệu ra màu hoa lan.
Hoá ra, trong văn chương thơ phú, những chi tiết đã quan trọng, song cái chính vẫn là hồn cốt của tình cảm con người; khi đã có sự thông cảm rồi, thì mọi xa cách không còn gì đáng quan ngại nữa.
Trên một số tạp chí Pháp, các nhà nghiên cứu vừa đưa ra một vài con số thống kê về tình yêu. Điều thú vị khi tìm hiểu những con số thống kê này, người ta nhận ra rằng ngay ở phương Tây hiện đại, tình yêu vẫn không mất đi hẳn những sắc thái cổ điển của nó. Vẫn còn ít ra là 1% không bao giờ biết đến tình yêu, và nếu chỉ giới hạn ở lứa tuổi 15-19 thôi thì vẫn còn 5% thú nhận rằng mình hoàn toàn trinh trắng (tài liệu của báo Phụ nữ TP. HCM).
Nhắc lại những chuyện này ở đây để thấy số phận kỳ lạ của tình yêu nói chung và thơ tình nói riêng. Để cho công bằng, phải nhận là tình yêu được miêu tả trong thơ Nguyễn Bính có chút gì đó hơi cổ. Nó thiêng liêng quá. Nó cao sang. Nó thuần hậu. Nó luôn luôn giả định một sự chân thành làm tiền đề; chẳng những thế, nó luôn luôn nhằm tới cái đích là sự chung sống trong một gia đình. So với thực tế tình yêu của con người ở những năm cuối của thế kỷ XX, rõ ràng có những khía cạnh nó đã bị vượt qua. Thế thì tại sao thứ thơ ấy vẫn được phổ biến rộng rãi, một sự phổ biến, theo chúng tôi quan sát là chỉ đứng sau Truyện Kiều và các truyện nôm như Nhị Độ Mai, Hoa Tiên ngày xưa? Tôi nghĩ rằng ở đây không gì khác, chỉ chứng tỏ loại đã có mặt. Luôn gắn bó với thời gian, nhưng tình yêu cũng là cái gì muôn đời muôn thuở vẫn vậy. Và nhiều khi càng từng trải, càng chai sạn, người ta càng muốn sống lại sự thành thực sự thiêng liêng hồi nào. Văn chương không phải chỉ có việc gợi lại những gì con người đang có, mà còn là viễn tưởng, là hình bóng của cái gì con người ước ao nhưng lại không có, hoặc từng có nhưng đã đánh mất.