3. Việt Nam văn hoá sử đại cương một cuốn sách bị lãng quên


3. Việt Nam văn hoá sử đại cương

một cuốn sách bị lãng quên

In trên giấy dó thô ráp, chữ mờ khó đọc, song đây lại là một cuốn sách bổ sung đắc lực cho Việt Nam Văn hoá Sử Cương (1938) của cùng một tác giả.

Tài liệu nghiên cứu về từng ngành văn hoá một (tư tưởng, triết học, văn chương, mỹ thuật… ) ở ta, tuy đã ít song còn thấy vài bộ. Có một loại sách nghiên cứu, cũng rất cần thiết mà lại ít hơn hẳn, đó là những cuốn tìm hiểu văn hoá nói chung và bàn sâu bàn kỹ về văn hoá Việt Nam nói riêng.

Theo chỗ chúng tôi biết, không kể những bài báo lặt vặt, không kể một số kỷ yếu tập hợp các báo cáo từ các hội nghị chuyên đề thì tới đầu những năm chín mươi mới có một cuốn chuyên khảo lấy toàn bộ văn hoá Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu là Việt Nanm văn hoá sử cương (VNVH sử cương) của Đào Duy Anh, do Quan hải tùng thư in lần đầu 1928. Năm 1951, nhà Bốn Phương ở Sài Gòn đã cho in lại sách này một lần, và gần đây NXB TP Hồ Chí Minh cũng cho tái bản.

Song công trình nghiên cứu văn hoá của Đào Duy Anh không chỉ có thế. Hồi viết VNVH sử cương, ông đã đồng thời soạn thêm Đông Tây văn hoá phê bình, Khổng giáo phê bình tiểu luận. Những năm đầu cách mạng, ông có cuốn sách nhỏ Văn hoá là gì? (1946). Qua những năm kháng chiến, ông còn bổ sung cho VNVH sử cương bằng cuốn sách Việt Nam văn hoá sử đại cương (VNVH sử đại cương), do Nha Tổng giám đốc Bình dân học vụ in vào năm 1950.

Quan hệ của hai cuốn sách có cái tên na ná này ra sao? Trong Thay tựa của VNVH sử đại cương, tác giả cho biết quyển sau “không phải là bản tóm tắt” của quyển trước, mà chúng được triển khai theo hai hướng khác hẳn nhau. Nếu Việt Nam văn hoá sử cương “chia tổng thể văn hoá ra từng môn bộ, và theo phương pháp phân tích để trần thuật về mỗi môn bộ” thì ở quyển sau “đã chia ra thời kỳ để trần thuật theo con đường diên cách của tổng thể văn hoá” (môn bộ, diên cách là những chữ do Đào Duy Anh dùng trong nguyên văn – V.T.N). Tự ông cũng nhận thấy: “Phương pháp dùng trong quyển sách này có thể xem là trái ngược với phương pháp dùng trong quyển sách trước. Nếu ở quyển trước, chúng tôi đã phân tích nhiều hơn tổng hợp, thì có thể nói rằng, ở quyển sách này, chúng tôi đã tổng hợp nhiều hơn là phân tích”.

Tuy chỉ là một tập sách mỏng, tổng cộng có 134 trang khổ nhỏ hơn sách thông thường một chút, nhưng VNVH sử đại cương đã bao quát toàn bộ văn hoá Việt Nam, từ thời kỳ Lạc Việt (chương I), thời kỳ Bắc thuộc (chương II), sau hết là thời kỳ Pháp thuộc (chương IV).

Cần chú ý là VNVHsử đại cương được soạn và xuất bản dưới sự bảo trợ của Nha Tổng giám đốc Bình dân học vụ. Dù chỉ có mực ta, giấy dó, nhà in cổ lỗ, song Nha này đã cho in nhiều cuốn sách quý hình thành nên cả một Tủ sách giáo viên. Bộ biên tập tủ sách này gồm nhiều trí thức tên tuổi đương thời như Tạ Quang Bửu, Tạ Mỹ Duật, Nguyễn Hữu Đang, Trần Văn Giáp, Vũ Đình Hoè, Phan Khôi, Trương Tửu, Tô Ngọc Vân v.v… Về phần mình, cùng với VNVH sử đại cương, Đào Duy Anh còn cho in trong tủ sách này – cũng giấy dó, mực ta – hai tập Việt Nam sử cương (tổng cộng 286 trang). Giữa hai bộ sách có sự quan hệ khá mật thiết. Kết thúc nhiều chương Việt Nam sử cương, Đào Duy Anh ghi chú rằng muốn biết văn hoá Việt Nam thời nay, xin xem thêm mục… mục… của cuốn VNVH sử đại cương.

Có một chi tiết vui vui xin được kể thêm: cuốn sách này của Đào Duy Anh rất ít được nhắc nhở trong các tài liệu nghiên cứu về văn hoá; bản thân người viết bài này, do ngẫu nhiên mà lục tìm lại được. Mới đây, ngày 22/5/1994, trong buổi tới nghe hoạ sĩ Lê Bá Đảng giới thiệu một số tranh, chúng tôi có kể lại với người con thứ của cụ Đào là ông Đào Hùng. Mặc dù cũng là một nhà nghiên cứu lịch sử và văn hoá, ông Hùng tỏ vẻ ngạc nhiên, không tin là có quyển sách đó, cứ gặng hỏi hay là nhầm với VNVH sử cương in 1938. Chúng tôi phải thuyết minh tường tận, ông Hùng mới tin là thật. Người trong gia đình đã không nhớ, nói chi bạn đọc xa gần! Bởi vậy ước ao của chúng tôi là một dịp nào đó, cả VNVH sử cương lẫn VNVH sử đại cương cùng được in lại trong một tập, để chúng ta có một bộ sách đầy đủ về toàn cảnh văn hoá Việt Nam và chân dung nhà nghiên cứu văn hoá Đào Duy Anh có dịp hiện ra trọn vẹn.

 

Post a comment or leave a trackback: Trackback URL.

Bình luận

  • duy hoang  On Tháng Hai 7, 2014 at 12:51 chiều

    bố mình có cuốn sách này nè,ai muốn mua liên hệ email nhé

  • Chi Le  On Tháng Ba 24, 2011 at 3:26 sáng

    Dương Quảng Hàm
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Dương Quảng Hàm
    Dương Quảng Hàm
    Công việc Nhà giáo, Nhà nghiên cứu văn học Việt Nam.
    Chủ đề Văn học

    Dương Quảng Hàm (1898-1946), hiệu là Hải Lượng, là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam.

    Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu, do ông dày công biên soạn, được xem là cuốn văn học sử phổ thông đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam.[1]
    Mục lục
    [ẩn]

    * 1 Thân thế và sự nghiệp
    * 2 Việt Nam văn học sử yếu
    * 3 Ghi công
    * 4 Chú thích
    * 5 Liên kết ngoài

    [sửa] Thân thế và sự nghiệp

    Dương Quảng Hàm sinh ngày 14 tháng 7 năm 1898 trong một gia đình có truyền thống nho học tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm Đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập Đông Kinh nghĩa thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời.

    Thuở nhỏ ông học chữ Nho, sau ra Hà Nội học chữ quốc ngữ. Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Từ năm 1920 đến 1946, ông làm giáo viên trường Bưởi (tức trường trung học bảo hộ, tiền thân của trường Chu Văn An ngày nay). Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được bổ nhiệm làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng của trường Bưởi.

    Trong hơn 20 năm (1920-1945), Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường từ bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941),Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942).

    Riêng tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm liền.

    Ngoài ra, ông còn biên soạn các cuốn:

    * Lectures littéraires sur L’ Indochine (Bài tuyển văn học về Đông Dương, biên soạn cùng với Pujarnicle)
    * Quốc văn trích diễm (1925)
    * Tập bài thi bằng sơ học yếu lược (1927, soạn chung với Dương Tự Quán),
    * Những bài lịch sử Việt Nam (1927)
    * Văn học Việt Nam (1939)
    * Việt văn giáo khoa thư (1940)
    * Lý Văn Phức – tiểu sử và văn chương (viết xong khoảng năm 1945)

    Và rất nhiều bài báo tiếng Việt, tiếng Pháp đăng trên các báo Nam Phong, Hữu Thanh, Tri Tân và báo của người Pháp…[2]

    Dương Quảng Hàm mất khi còn đang tại chức vào tháng 12 năm 1946 (không rõ ngày), tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, hưởng dương 48 tuổi.
    [sửa] Việt Nam văn học sử yếu
    Việt Nam Văn học sử yếu và Việt Nam thi văn hợp tuyển, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1968

    Đây là một bộ sách giáo khoa văn học Việt Nam. Không kể những đề mục phụ, như: Biên tập đại ý [3], Những chữ viết tắt, Tổng kết, Biểu liệt kê, Mục lục…; Việt Nam văn học sử yếu gồm 48 chương[4] trong đó có nhiều phần có giá trị, như: Văn chương bình dân, Ảnh hưởng của nước Tàu, Các chế độ việc học, việc thi, Ảnh hưởng của nước Pháp, Vấn đề ngôn ngữ văn tự v.v…

    Tác giả đã dành nhiều công sức để giới thiệu khái quát nền văn học Việt. Cuối sách còn có Biểu liệt kê các tác gia và tác phẩm, Bảng kê tên theo vần chữ cái các tác gia, tác phẩm có nói trong sách, khá tỉ mỉ và chu đáo.

    Trần Hữu Tá nhận xét về sách:

    Phương pháp nghiên cứu tuy chưa thật khoa học, nhưng vấn đề đặt ra được giải quyết rành mạch, thỏa đáng. Tư liệu tập hợp khá phong phú và chính xác. Công trình này đã góp phần tích cực vào việc phát hiện và bảo tồn những văn hóa của dân tộc Việt…..[5]

    Hữu Ngọc đánh giá:

    Cấu trúc tác phẩm này rất logic và sáng sủa. Việc xử lý tư liệu rất khoa học, bố cục chặt chẽ, lập luận vững chắc. Dựa vào văn bản: lời văn trong sáng, khúc chiết và giản dị(khác hẳn lối văn biền ngẫu, dài dòng của các thế hệ nho gia trước), chứng tỏ Dương Quảng Hàm là một nho sĩ đã nắm được phương pháp của môn lịch sử văn học hiện đại…

    Đặc biệt, ông rất chú ý những đặc sắc của ta (thể loại, thi pháp, nhất là ngôn ngữ, văn thơ, văn nôm…). Trong từng thời kỳ lịch sử (từ Lê Mạc), ông luôn trình bày cả văn chương Hán và Nôm. Mấy chương về văn học cận – hiện đại thể hiện tinh thần rất cởi mở.

    Chỉ có hai nhược điểm: 1/ Tác giả không phân tích kĩ lưỡng ảnh hưởng cụ thể của một số nhà văn, triết gia Pháp, như đã làm trong phần ảnh hưởng của Trung Quốc. 2/ Tác giả không nói đến ảnh hưởng của các nhà văn tiên tiến như Lỗ Tấn, Macxim Gorki và không nói gì đến văn học chống thực dân và văn học cách mạng, cộng sản. Điều này dĩ nhiên vì sách viết dưới chế độ kiểm duyệt thực dân…[6]

    [sửa] Ghi công

    Hậu thế đã đánh giá về sự nghiệp trước tác của Dương Quảng Hàm là:

    * Người thầy xuất sắc đã đào tạo hàng nghìn học trò trong một phần tư thế kỷ.(có những học trò mến phục tài đức của ông mà chọn nghề sư phạm).
    * Nhà nghiên cứu văn học đã đặt nền móng cho môn lịch sử văn học, văn học so sánh ở Việt Nam, người khởi xướng chương trình quốc học cho nền giáo dục hiện đại.”
    * Về nhân cách, ông là “một nho sĩ yêu nước, một nhà mô phạm từ cách ăn mặc, nói năng đến mối quan hệ thầy trò, nhất nhất đều theo quan niệm chữ Lễ của Khổng học” …[6]

    Để ghi nhớ công ơn của người thầy giáo mẫu mực, người viết sách giáo khoa văn học, cũng đồng thời là người nghiên cứu lịch sử văn học uyên bác, ngày 14 tháng 7 năm 1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Khoa học giáo dục và Viện Văn học đã tổ chức lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học về Dương Quảng Hàm nhân 95 năm ngày sinh của ông.

    Hiện nay tại thị xã Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đều có đường phố mang tên Dương Quảng Hàm.[7]
    [sửa] Chú thích

    1. ^ Theo Trần Hữu Tá, Từ điển văn học, bộ mới, N.X.B Thế Giới, tr.360 và Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Hà Nội, 1995, tr.690
    2. ^ G.S Thanh Lãng còn cho biết Dương Quảng Hàm có soạn bộ Việt Hán văn biểu, nhưng G.S Thanh Lãng không cho biết năm xuất bản, và ông đã khen ngợi tác phẩm này như sau: “Đối với mỗi bài văn, tác giả thường làm mấy việc như sau: 1/ Một tiểu dẫn kể qua tình tiết nhân đấy tác giả làm ra bài ấy. Nếu trích ở một cuốn truyện thì phân tích cả câu chuyện. 2/ Chú thích những từ khó hiểu. 3/ Những câu hỏi về ý tưởng và lời văn của bài trích giảng. Đó là công việc, tuy có vẻ vụn vặt nhưng vô cùng hữu ích cho công việc hiểu văn mà cho đến ngày nay ít người làm được hơn Dương Quảng Hàm “(Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, NXB Trình Bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản, tr.350)
    3. ^ Sách ghi ngày soạn xong: Hà nội, tháng Sáu dương lịch năm 1941
    4. ^ Sách dày 496 trang, theo bản in lần thứ 10 vào năm 1968 của Trung tâm học liệu thuộc Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
    5. ^ Theo Trần Hữu Tá, sách đã dẫn
    6. ^ a b Hữu Ngọc, Lãng du trong văn hóa Việt Nam, NXB Thanh Niên, 2007, tr.878
    7. ^ http://hoisuhoc.vn/thongtinsuhoc.asp?id=190

    Hiện nay tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, quê hương của Dương Quảng Hàm có một trường thpt mang tên ông. Trường được thành lập năm 2001
    Việt Nam Văn Học Sử Yếu

    Tác giả: Dương Quảng Hàm.
    Nhà xuất bản: Nxb Trẻ

    Việt Nam Văn Học Sử Yếu

    Cuốn sách “Việt Nam Văn Học Sử Yếu” bao quát một khối lượng kiến thức khổng lồ, bắt đầu từ văn học dân gian cho đến các tác giả hiện đại cùng thời với Dương Quảng Hàm như: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… Không chỉ dừng ở việc khảo cứu các giai đoạn, các tác giả và tác phẩm văn học, sách còn đề cập đến các tác giả Trung Quốc có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, đến sự hình thành chữ Quốc Ngữ và ảnh hưởng của văn học Ph p đến nền quốc văn hiện đại.
    Đọc “Việt Nam Văn Học Sử Yếu” độc giả còn tìm được những tư liệu có tính chất lịch sử về việc giảng giải chữ Hán, thể chế khoa thi cử Phong kiến… Xét trên phương diện nào đó thì cuốn sách này đã vượt ra khỏi tầm mức của một cuốn sách lịch sử văn học và cung cấp cho người đọc nhiều tư liệu quý, có giá trị tham khảo.

    “Việt Nam văn học sử yếu” – một cuốn sách của Giáo sư Dương Quảng Hàm biên soạn và đã được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1943 – đây là một cuốn sách mà giáo sư Dương Quảng Hàm đã dành nhiều tâm sức nghiên cứu, biên soạn để giúp học sinh thấy được, cảm nhận được những thành tựu văn học của cha ông với lòng yêu nước, tự hào dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc.

    Là người thông thạo cả tiếng Hán và tiếng Pháp, Giáo sư Dương Quảng Hàm đã tích lũy một khối lượng tư liệu lớn trong thời gian hơn 10 năm để hoàn thành công trình này. Có thâm niên đứng lớp trên 20 năm ở trường Trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi nổi tiếng và là trường Chu Văn An bây giờ) Giáo sư Dương Quảng Hàm mong muốn có được một bộ sách viết về lịch sử, văn hóa Việt Nam để học sinh biết tường tận về lịch sử, văn hoá nước nhà. Bởi thời kỳ đó, chính sách giáo dục của thực dân Pháp đã cung cấp cho học sinh bản địa những kiến thức rất sơ sài, thậm chí có những điều không chính xác về lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam.

    “Việt Nam văn học sử yếu” đã sử dụng trên 1.100 tài liệu tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Hán trong trên 560 tác phẩm với hàng trăm tác giả được nhìn nhận, phân tích dưới nhiều góc độ. Đây được coi là một cuốn sách có tính chất giao khoa thư trong những năm 50. Bởi từ trước khi nó đến tay độc giả và nhiều thế hệ học sinh, chưa có một công trình khảo cứu nào về lịch sử văn học Việt Nam đạt tới một tầm vóc như vậy.

    “Việt Nam văn học sử yếu” là một cuốn sách bao quát được một khối lượng kiến thức đồ sộ bắt đầu từ văn học dân gian (văn chương bình dân hay văn chương truyền khẩu – theo cách gọi của Giáo sư Dương Quảng Hàm) cho tới những tác phẩm, tác giả hiện đại cùng thời như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử và nhóm Tự lực văn đoàn. Không chỉ dừng lại ở việc khảo cứu các giai đoạn, các tác giả, tác phẩm văn học, giáo sư Dương Quảng Hàm còn đề cập tới những tác giả, tác phẩm nước ngoài ít nhiều có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, tới việc hình thành chữ quốc ngữ. Đọc “Việt Nam văn học sử yếu”, độc giả còn tìm thấy nhiều tư liệu phong phú có tính chất lịch sử về việc giảng dạy và thể chế các khoa thi cử thời phong kiến. Theo các nhà nghiên cứu, trên một phương diện nào đó, Việt Nam văn học sử đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuốn sách lịch sử văn học với nhiều tư liệu quý cho công tác nghiên cứu, tham khảo.

    Tuy nhiên việc cuốn sách này được ra đời vào năm 1943 trên cở sở những yêu cầu và cấu trúc chương trình của Nha học ch nh Đông Pháp nên Việt Nam văn học sử yếu có cách phân chia chương mục của thời kỳ đó, và những điều khác so với những nhận định bây giờ. Và cũng do ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, nên một số những nhận định, đánh giá về tác giả, tác phẩm và thời kỳ văn học cũng như các thuật ngữ cũng có thể bị nhìn nhận là không phù hợp. Tuy nhiên, với những giá trị không thể phủ nhận kể từ khi ra đời “Việt Nam văn học sử yếu” với hàng chục lần được tái bản ở cả hai miền Nam – Bắc đã khẳng định giá trị của nó trong một thời kỳ, một giai đoạn nhất định của lịch sử.
    Việt Dũng

Bình luận về bài viết này