Ngoài trời lại có trời (phần 3)

PHẦN III

Ehrenburg và những người cùng thời

Những thao thức mang tính cách dự cảm

Quá khứ không dễ gạt bỏ

Cuốn tiểu thuyết để đời

của một cây bút trí thức

Mấy cuốn tiểu thuyết  Trung quốc đương đại

Ehrenburg và những người cùng thời

.

CHUNG QUANH TIỂU THUYẾT  BÃO TÁP

1/ Tập thơ đầu tay của Ilya Grigorievits Ehrenburg (1891-1967) ra đời tại Paris năm 1910, khi tác giả mười chín tuổi. Từ đó đến năm 1965, lúc ông viết xong bộ hồi ký sáu cuốn mang tên Con người năm tháng cuộc đời, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua. Và trong nửa thế kỷ đó, Ehrenburg sống một cuộc đời sôi nổi. Lúc là cậu học trò lớp 6 tham gia hoạt động cách mạng ở Kiép, lúc qua Paris, sống lam lũ trong giới nghệ sĩ nghèo băn khoăn tìm đường, lúc là phóng viên chiến tranh, chứng kiến nhiều sự kiện có ý nghĩa lịch sử, lúc cùng với nhiều trí thức khác, khởi xướng phong trào đấu tranh cho hoà bình…, những công việc ấy vốn rất có ích cho người làm nghề sáng tạo. Ông lại nhạy cảm, hay suy nghĩ, chịu tiếp nhận cái mới, và sẵn sàng tranh đấu cho niềm tin của mình một cách nồng nhiệt. Khả năng viết nhanh viết khoẻ của Ehrenburg đã được nhiều người nói tới. Tác phẩm của ông để lại trên sáu chục cuốn, thuộc đủ các thể loại (thơ, tiểu thuyết, văn xuôi chính luận, tạp bút văn học…) riêng số được coi là thành công, được chọn in vào bộ sách làm ở Liên Xô trước lúc ông mất, cũng đến chín cuốn, gồm hơn năm ngàn trang tiếng Nga khổ lớn. Quả là một sự nghiệp đồ sộ, mặc dù cũng là một sự nghiệp đã gây ra nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên, nếu có một giai đoạn nào, ngòi bút của Ehrenburg hoạt động mạnh mẽ hơn cả, mà cách đánh giá của những người chung quanh dễ nhất trí hơn cả, thì đó là những năm đại chiến thứ hai.

Từ năm 1936, khi nổ ra cuộc nội chiến Tây Ban Nha, Ehrenburg đã có mặt ở đây bên cạnh E.Hemingway và A.Malraux, P.Neruda, và A.Fadéev v.v… Năm 1940, vào thời gian quân Đức chiếm Paris ông có dịp chứng kiến sự kiện này một cách đầy đủ, từ đầu đến cuối. Trở về Moskva, Ehrenburg đang ngồi viết cuốn tiểu thuyết Paris sụp đổ, thì quân Đức tiến công Liên Xô. Ông lập tức có chân trong đoàn phóng viên của báo Sao đỏ, đi tới các mặt trận, viết bài cho đủ loại báo chí trong và ngoài nước. Ông giao thiệp rộng rãi với nhiều cán bộ chỉ huy trong quân đội, từ các tướng lĩnh đến những chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn bình thường. Ông có mặt bên các chiến hào, trò chuyện với các chiến sĩ, như những người quen biết nhau từ lâu. Ông dự nhiều cuộc hỏi cung tù binh. Khoảng hơn một ngàn bài báo ông viết trong bốn năm chiến tranh (1941-1945) bắt nguồn từ hoạt động đa dạng và khẩn trương đó. Hàng ngày, bạn đọc gửi thư tới cho ông rất nhiều. Thư của những nông trường viên cũ, nay trở thành các đội viên du kích chiến đấu ngay trong vùng bị địch chiếm. Thư của người mẹ có con đi xa. Thư của các chiến sĩ Hồng quân chỉ biết ông qua các bài báo. Nhiều thư, bởi viết chân thật nên đọc rất hay, được ông tập hợp một số cho xuất bản. Ehrenburg cùng bạn bè thu thập tài liệu làm một Cuốn sách đen, tố cáo bọn phát xít.

Có thể nói là Ehrenburg đã sống hết mình, đã đi vào mọi ngóc ngách của chiến tranh, đã đối diện với mọi thống khổ mà chiến tranh để lại trong những người khác: “Trong những năm chiến tranh, tôi đã nghĩ đã cảm như tất cả những người cùng Tổ quốc với tôi” – con người từng sống nhiều năm ở phương Tây, nay tự hào thốt lên như vậy. Về phương diện nhà văn, Ehrenburg nhận thấy chiến tranh giúp cho ông hiểu những người chung quanh kỹ càng hơn, và ông yêu họ hơn, một điều mà trong hoà bình, có khi nhiều năm, người ta không làm nổi.

Trước năm 1945, Ehrenburg thường nói rằng trong hoàn cảnh chiến tranh, khi các sự kiện đang diễn ra nhanh chóng – “nó gợi hình ảnh một dòng thác từ trên trời đổ xuống”, ông viết – người ta phải lo chạy theo cho kịp đời sống và bắt vội lấy nó trong những bài báo chưa thể viết dài. Nhưng những hình ảnh, những ấn tượng cứ ngày một ngày hai tích tụ trong ông, lâu dần trở thành một vốn sống đáng kể. Bởi vậy, chỉ cần tới đầu năm 1946, trong khi ngòi bút nhà báo nơi ông vẫn còn bận rộn với không ít vấn đề của một châu Âu xây dựng trên đổ nát, thì nhà văn trong Ehrenburg đã thôi thúc ông ngồi vào bàn viết những chương đầu của cuốn tiểu thuyết phác ra toàn cảnh chiến tranh. Tiếp đó, ông qua thăm Mỹ rồi trở lại Pháp, lấy thêm tài liệu, và giữa năm 1947 ông viết xong những trang cuối cùng: Bão táp hoàn thành, như một cuốn sách tổng kết nhiều năm làm việc của một nhà văn giàu tài năng và hiểu biết.

.

2 / Bàn về tiểu thuyết, có lần Ehrenburg nêu ra một kết luận khái quát: nếu tiểu thuyết thế kỷ XIX thường là tiểu thuyết viết về một cá nhân, một gia đình thì tiểu thuyết ngày nay là tiểu thuyết viết về xã hội. Phạm vi tác phẩm có thể mở rất rộng, ra ngoài phạm vi một quốc gia, một dân tộc. Có điều, để phản ánh cho được nét đặc trưng của đời sống hôm nay, câu chuyện phải linh hoạt, năng động mà không thể từ từ, chậm rãi như tiểu thuyết ở các thế kỷ trước.

Bão táp (cũng như Paris sụp đổ) góp phần làm rõ quan niệm nói trên của tác giả.

Câu chuyện mở ra với cuộc gặp gỡ của đôi bạn trẻ, kỹ sư Liên Xô Sergei và Mado, người Pháp, trên đất Paris. Họ vừa yêu nhau ít lâu thì được khai thác theo hai tuyến nhân vật rõ rệt. ở Pháp, gia đình Mado chạy về Bordeaux rồi lại hồi cư về Paris; trong số bạn bè người quen của Lansiens (bố Mado) có người cam tâm cộng tác với Đức, nhưng nhiều người bằng nhiều cách khác nhau tham gia kháng chiến cho đến ngày nước Pháp được giải phóng. Về phần mình, Sergei và những người trong gia đình anh, bạn bè, người quen xa gần của anh cũng rất nhanh chóng chia nhau đảm nhận các công việc khác nhau trong chiến tranh, người ở mặt trận, người ở hậu phương. Mấy năm qua đi, không kể những người nằm xuống dọc đường, những người trở về trong chiến thắng cũng cảm thấy bao nhiêu đổi thay, không ai có thể sống nguyên như cũ.

Đứng ở góc độ cấu trúc một cuốn tiểu thuyết mà xét, thì Bão táp có phần quá ngổn ngang bề bộn. Toàn bộ tập sách có tới gần trăm nhân vật. Địa điểm để các nhân vật này hoạt động lại trải ra quá rộng, nó gần như theo sát những kinh nghiệm làm báo vốn có của Ehrenburg mà triển khai. Có người đã so sánh cuốn tiểu thuyết với một thứ kính vạn hoa, ở đó chiến tranh từ ngày đầu đến ngày cuối luôn luôn thay đổi và dường như với mỗi người, nét mặt nó hiện ra một khác. Theo quan niệm của Ehrenburg phải làm như thế mới nói hết được chiến tranh với vẻ đa dạng của nó. Ngày nay, chúng ta biết rằng đó chỉ là một trong muôn ngàn cách khác nhau để nói về chiến tranh, thậm chí, chưa phải là cách tốt nhất. Song vào lúc tác phẩm ra đời (1947), Bão táp đã giúp cho người đọc hình dung ra toàn bộ một cuộc chiến tranh với mọi sự việc và nhất là khả năng của nó trong việc cuốn hút con người nhập cuộc . Khi cơn dông tố ấy đã nổi lên, không ai có thể đứng ngoài; vận mệnh của từng cá nhân phụ thuộc vào những sự kiện lớn lao, liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc, của nhân loại. Truyện Ehrenburg vốn nhiều sự việc. Trong khi diễn tả cảm thụ của các nhân vật cụ thể trước các sự việc ấy, tác giả làm nổi bật cả hai; cả đặc tính của mỗi người, cả sự phụ thuộc của họ vào hoàn cảnh. Việc đưa ra nhiều nhân vật khác nhau với nhiều tình tiết khác nhau như vậy có một chỗ mạnh: nó tạo được ấn tượng về sự vận động của cả lịch sử. Khi giáp mặt với chiến tranh, mỗi dân tộc có cách phản ứng riêng của mình, có số phận riêng của mình, nhưng nhìn chung, tất cả đều phải đứng lên, phải có cách giải quyết những gì đặt ra trước mặt..

Có thể sau khi đọc xong Bão táp, chúng ta không thấy hằn lên trong tâm trí một nhân vật nào rõ rệt (cỡ như Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt, Julian Soren trong Đỏ và đen…) mà chỉ loáng thoáng nhớ tới một Sergei mau xúc cảm mà cũng giàu nghị lực, một Mado đầy khao khát, mơ mộng và có một chút gì đó, như người ta nói, một chút ma quái… Song cái đó không sao; ngay trong ý định của mình, tác giả đã tính tới điều đó. Với Ehrenburg, mỗi nhân vật chỉ là nơi gửi gắm một ít kinh nghiệm riêng của người viết “những gì con người ta biết rõ về mình và không bao giờ nghe được từ những người khác”. Còn nhân vật chính mà tác giả hiểu biết hơn cả và dụng tâm xây dựng, nhân vật ấy là chiến tranh, ông muốn vậy. Chiến tranh ở đây hiện ra với toàn bộ vẻ bi tráng; những đau thương mất mát; những việc người ta phải làm, dù không thích cũng phải làm; những thoáng ngã lòng và tinh thần kiên định lâu dài; rồi những hành động dũng cảm, ý thức trách nhiệm, khả năng vươn tới chiến công… tất cả những yếu tố ấy cài đan vào nhau, nối tiếp nhau, tạo nên chất bi tráng của tác phẩm. Thực tại hiện ra thật lắm vẻ. Bút pháp tác giả sử dụng để miêu tả cái thực tại này lại là một thứ bút pháp gần với ngôn ngữ điện ảnh, máy quay luôn luôn di động, khi đứng mãi từ xa bao quát mọi việc, khi đưa ra vài đoạn đặc tả ở tận cận cảnh, nhờ thế ấn tượng về sự bề bộn lại được tô đậm thêm. Sau hết là một hơi văn nhanh, mạnh, gấp  , “không dừng hơi thở”, như một sự cố ý để truyền đạt cho hết cái nhịp điệu năng động của đời sống trong thế kỷ này. Đối với những ai đã từng trải qua chiến tranh, không khí gợi ra trong Bão táp là một cái gì gần gũi, dễ hiểu. Tác phẩm cho người ta một dịp bao quát toàn bộ sự kiện, cái sự kiện lớn lao mà có thể người ta đã trải qua, nhưng chưa có dịp hiểu hết. Nó là một sự tổng kết khá đầy đủ để sau đó, người ta còn phải suy nghĩ tiếp.

3/ Ngay từ khi đọc những bài báo ngắn của Ehrenburg viết hồi 1941-45, người đọc và các đồng nghiệp đã nhận ra ở ông một cách cảm nhận chiến tranh không giống ai. Ông không làm việc miêu tả tường thuật thông thường. Ông suy nghĩ nhiều về ý nghĩa của chiến tranh, tác động của nó với đời sống tinh thần của con người. Những suy nghĩ của ông dựa chắc trên cơ sở những truyền thống văn hoá mà ông tiếp thu. Những chuyện hàng ngày được ông nâng lên một tầm vóc mới. Lòng căm thù chủ nghĩa phát xít ở ngòi bút Ehrenburg bấy giờ thường bắt nguồn từ một khao khát là nhận thức; nhận thức cho ra sự kỳ quặc của đời sống. Còn lòng yêu nước trong ông lại trong sáng, tự nhiên và nhất là hoà hợp nhuần nhị với lòng kính trọng các dân tộc khác, những giá trị văn hoá khác.

Cách nhìn nhận chiến tranh của Ehrenburg trong Bão táp cũng tiếp tục đi theo phương hướng đó.

Cũng như tác giả, các nhân vật chính diện ở đây, dù Nga hay Pháp, thường là những người hiểu biết thấu đáo truyền thống văn hoá của dân tộc mình, tự hào vì nó, lấy nó làm tiêu chuẩn trong mọi suy nghĩ, mọi hành động. Chủ nghĩa phát xít đối với họ trước tiên là một cái gì phản văn hoá. Nếu văn hoá là dựng xây là hoà hợp, thì chủ nghĩa phát xít là đại diện của một sức mạnh bạo tàn, đầy sức phá hoại. Bởi vậy, khi chiến tranh xâm lược do bọn phát xít phát động lan tới, mỗi người đều cảm thấy không chỉ tính mạng mình, gia đình nhà cửa của mình bị đe doạ, mà quan trọng hơn, cả lòng tự trọng, nhân cách con người, cả truyền thống văn hoá của đất nước đều bị xúc phạm. Trực tiếp cầm súng chiến đấu trên nhiều cương vị khác nhau, như Valia, bác sĩ Krylov, như Mado, như giáo sư Duma là một cách để bảo vệ truyền thống mà những Puskin, Tchékhov, Hugo, Balzac, cùng bao nhiêu thiên tài khác đã dày công vun xới. Thỉnh thoảng trong câu chuyện giữa các nhân vật, hoặc trong ý nghĩ thầm kín của mỗi người, tên tuổi của những danh nhân văn hoá này có được nhắc tới. Nhưng tinh thần của văn hoá, đây mới là yếu tố chính, thấm thía vào mọi suy nghĩ của các nhân vật mà Ehrenburg yêu quý, làm nên nhân cách con người họ. Họ lạc quan ngay trong những tình thế tưởng như tuyệt vọng. Họ đón nhận một cách điềm tĩnh mọi khó khăn nguy hiểm. Sự dũng cảm của họ không mang tính cách một hành động liều lĩnh, hoặc có màu sắc man dại, mà là những hành động có cân nhắc. Họ biết chết, như đã biết sống. Có lẽ trong cả cuốn tiểu thuyết, chỉ có những nhân vật đứng trong hàng ngũ của bọn phát xít là hiện ra như những kẻ cầm súng điên cuồng quái gở. Nhưng chúng chính là đại diện cho một cái gì phản văn hoá. Tại sao tổ quốc của những Goeth, Schiller, Betthoven… lại sản sinh ra những kẻ sát nhân kỳ quái như vậy? Các nhân vật như Anna Roch, như bác sĩ Krylov, như Sergei luôn luôn tự hỏi, vì chính tác giả đã luôn luôn tự hỏi mà không tìm ra câu giải đáp.

Nhưng rồi chính nghĩa đã thắng. Theo như cách miêu tả của Ehrenburg, thắng lợi của chiến tranh chống phát xít chính là thắng lợi của những yếu tố nhân bản tốt đẹp trên mọi thú tính quái gở, thắng lợi của văn hoá đối với tất cả những gì là phản văn hoá. Theo tinh thần này, mặc dù nói tới không ít đau thương mất mát, tác phẩm vẫn gợi ra một lòng tin lớn lao và đầy sức thuyết phục.

Ở trên chúng ta vừa nói rằng cuốn tiểu thuyết của Ehrenburg, chồng chất nhiều sự kiện nên có phần cồng kềnh rậm rạp. Nhưng mặt khác, lại phải thấy trong Bão táp cũng đậm đà chất trữ tình. Chẳng những Sergei, Mado, Lansiens, Samba mà nhiều nhân vật khác tâm hồn đều có chút gì đó rất nghệ sĩ. Mỗi khi xúc động, họ hay hát lại những câu hát mà họ ưa thích. Léo Anpe hát “Khi nào xuân trở lại – Là vận may mỉm cười”; bác sĩ Krylov hát “Sao cứ lượn trên đầu ta hở quạ – Mi chẳng được mồi đâu, ta chẳng phải của mi”; bài ca của những người du kích Pháp gợi ra cả triết lý về sự hoà hợp giữa đức hy sinh và lòng ham sống. Các nhân vật của Ehrenburg lại thường cảm động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và ngay trong chiến tranh mỗi lần đối diện với thiên nhiên, trong lòng họ đều dấy lên nỗi khát khao về một cuộc sống đầy niềm vui và một ý nghĩ trong sáng là lẽ ra, mình có thể sống rất hạnh phúc! Phải chăng sự xúc cảm ở một người làm thơ thực thụ đã ít nhiều giúp cho Ehrenburg ở chỗ này? Đằng sau bao nhiêu sự kiện, nhiều trang văn xuôi ở đây vẫn có cái chất lắng đọng riêng của nó, làm nên một mạch trữ tình kín đáo. Và đây lại cũng là một yếu tố khiến cho nhiều năm về sau, tác phẩm vẫn có thể tìm thấy trong lòng người đọc  một sự đồng cảm.

... VÀ TP HI KÝ CON NGƯỜI NĂM THÁNG CUC ĐỜI

Như trên vừa nói , I.G.Ehrenburg vốn có một cuộc đời hết sức sôi nổi và đầy biến động từ trước 1917, do tham gia hoạt động cách mạng bị lộ, bị đuổi học, ông đã có dịp qua sống lưu vong ở Pháp, giao du với nhóm nghệ thuật đang tập trung ở Paris lúc ấy. Từ những năm 20 trở đi, ông là thông tín viên của nhiều tờ báo Liên Xô thường xuyên đi lại giữa các thủ đô lớn ở Tây Âu. Trước khi về nước tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông đã có mặt gần như từ đầu đến cuối trong cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha, rồi có mặt ngay ở thủ đô Pháp khi Paris bắt đầu bị quân phát xít chiếm đóng. Sau khi đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, trên cương vị Phó chủ tịch Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới, Ehrenburg lại càng có dịp qua thăm nhiều nước: Ba Lan và Tiệp Khắc, Nhật Bản và Ấn Độ, Chile và Hy Lạp, Thuỵ Điển và Ý… Đi tới đâu, Ehrenburg cũng tìm hiểu kỹ lưỡng đời sống văn hoá cùng những nét độc đáo trong tư duy của con người ở xứ sở mà ông dừng chân. Bạn bè ông là các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ lớn trên thế giới. Nhiều sự kiện trọng đại trong đời sống văn hoá trở thành việc riêng của ông, cả chuyện bên ngoài lẫn chuyện hậu trường, ông đều thông tỏ.

Bởi vậy, khi Ehrenburg huy động tất cả kinh nghiệm, từng trải, viết ra bộ hồi ký Con người, năm tháng cuộc đời* thì trước mắt chúng ta là cả một quang cảnh rộng lớn của đời sống văn hoá thế kỷ, ở đấy không chỉ có cuộc đời riêng của ông mà còn có nhiều chân dung con người rất có giá trị. Người viết hồi ký này vốn có một đầu óc hết sức minh mẫn. Bước đầu làm quen với Babel, Essenin, Hemingway, những lần gặp gỡ Eluard, Brecht, Moravia; một đôi phen cãi nhau chí tử với Argon; một dịp khác dẫn Sartre tới thăm một nông trường ở Liên Xô và trực tiếp làm người phiên dịch trong cuộc trò chuyện giữa Sartre và một kỹ sư canh nông v.v… và v.v… Những sự việc ấy không chỉ được Ehrenburg kể lại với nhiều chi tiết chỉ một người trong cuộc mới biết mà còn kết hợp với những nhận xét sắc sảo, nên để lại ấn tượng rất đậm trong lòng người đọc. Sự hiểu biết cặn kẽ của ông với các vấn đề đặt ra trong đời sống văn hoá ở Liên Xô cũng như ở phương Tây, khả năng đặc biệt của ông trong việc phân tích sứ mệnh nghệ thuật và mối liên hệ phức tạp của nghệ thuật với các hiện tượng xã hội chính trị… đã giúp cho Ehrenburg dựng nên những chân dung độc đáo của Pasternak và Fadeev; Picasso và Maiakovski… Những chân dung ấy không chỉ cụ thể sinh động mà còn có sức khái quát sắc sảo. Trong khi vẽ nên những chân dung ấy, Ehrenburg đồng thời phát biểu nhiều suy nghĩ của mình, và dần dà, mỗi lần một ít, phác ra những nét chân dung chính con người mình. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu Liên Xô M.Kuznetxov đã gọi Con người, năm tháng cuộc đời là một tiểu thuyết và nghiên cứu tác phẩm của Ehrenburg trong bối cảnh một ngành tiểu thuyết Xô-viết quan trọng là tiểu thuyết đi sâu vào đời sống nội tâm*. Bản thân Ehrenburg cũng từng nói trong chương mở đầu thiên hồi ký của mình:

“Trí nhớ người ta giống như ánh đèn pha của một chiếc xe đang đi trong đêm, khi thì nó cho thấy hình ảnh một gốc cây, khi thì một trạm gác, khi thì lại một con người. Nhằm trình bày một cách mạch lạc và chi tiết về cuộc đời mình, người ta (đặc biệt là các nhà văn) thường lấp đầy các khoảng trống bằng những dự đoán. Thật khó phân biệt rành mạch đâu là chỗ hồi ức kết thúc, đâu là chỗ tiểu thuyết bắt đầu”.

Trong nguyên bản tiếng Nga, Con người, năm tháng cuộc đời là một bộ sách đồ sộ, gồm 6 quyển, tổng cộng khoảng 1.500 trang tiếng Nga khổ lớn, làm nên phần chủ yếu của hai cuốn cuối cùng trong bộ Tác phẩm 9 tập của Ehrenburg. Tài liệu bề bộn vậy, nhưng thiên hồi ký lại nhất quán trong một cách viết trong sáng theo kiểu cổ điển. Vừa kể về mình, Ehrenburg vừa kết hợp kể về người khác. Ai để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Ehrenburg vào giai đoạn lịch sử nào, ông dành cho người đó một chương trong phần nói về giai đoạn lịch sử ấy. Cuốn hồi ký do đó, rất dễ theo dõi và có nhiều chương có thể trích ra, như những chân dung văn học độc lập.

Tính chất chủ quan của tác phẩm là điều ông đặc biệt nhấn mạnh:

“Tôi không phải là người chép sử vô tư… Đây là cuốn sách viết về mình, hơn là cuốn sách viết về thời đại. Ngay khi cần miêu tả các sự kiện, thì tôi cũng không định miêu tả với đầy đủ tính liên tục về mặt lịch sử, mà chỉ miêu tả nó trong mối quan hệ với số phận bé nhỏ của tôi, với những suy nghĩ hôm nay của tôi”.

Tính chất chủ quan công khai và xu hướng tự thú cuồng nhiệt ấy làm cho nhiều trang viết của Ehrenburg có cái giọng như lạnh lùng, thậm chí tàn nhẫn. Khi kể về bản thân, tác giả luôn luôn nói rằng mình ảo tưởng dễ lầm lẫn, “bề ngoài u ám, song thật ra lại nông nổi, nhẹ dạ”. Khi viết về người khác, ông thường trình bày họ như những con người đầy mâu thuẫn, những thực thể phức tạp, hay thay đổi mà thực ra chỉ thay đổi quanh cái trục tính cách ổn định của mình. Ngòi bút nghiêm ngặt của Ehrenburg không ngại động chạm đến những chi tiết mà người khác né tránh. Đây cũng là lý do khiến cho bộ hồi ký của Ehrenburg ngay từ khi mới in rải rác trên tạp chí Novyi  Mir, đã là đầu mối của nhiều cuộc tranh luận gay gắt. Rất thích sự tinh luyện của tác giả trong việc dựng nên các chân dung, song nhiều người không thể đồng tình với ông khi đi vào giải thích một số hiện tượng nghệ thuật phức tạp. Mặc dù chủ yếu chỉ viết về những người đã khuất nhưng nhiều nhận xét của Ehrenburg vẫn làm cho một số người đang sống cảm thấy bị động chạm . Một nhà phê bình Xô viết nổi tiếng, vốn rất quý Ehrenburg thú nhận rằng, sau khi đọc Con người, năm tháng cuộc đời thấy tình yêu của mình với tác giả từ nay là một tình yêu khó khăn. K.Simonov đã cùng đi với Ehrenburg sang Mỹ năm 1946 nói rằng có nhiều điều ông nhớ khác hẳn Ehrenburg, nhưng quyết định im lặng không tranh luận với tác giả làm gì. Dẫu vậy, ai cũng công nhận quyển hồi ký này có sức quyến rũ riêng của nó. Nó cung cấp một bức tranh sinh động về đời sống nghệ thuật nửa đầu thế kỷ XX. Nó cho ta thấy một sự thực là giữa cuộc sống đầy biến động hôm nay, làm một nghệ sĩ – hơn nữa một nghệ sĩ chân chính, có tư cách – là khó khăn như thế nào, nhưng cũng thú vị như thế nào! Là sản phẩm cô kết những kinh nghiệm sống của một con người giàu suy nghĩ, tác phẩm cuối cùng của Ehrenburg thấm nhuần một lòng tin bền chắc vào sức mạnh của con người (đặc biệt là sức mạnh trí tuệ của họ) và khả năng của con người trong việc hiểu biết thế giới hiện đại. Bởi vậy, sau khi bảo rằng Con người, năm tháng cuộc đời có những trang chủ quan, phiến diện, thậm chí có những chỗ đưa ra một hình ảnh méo mó về đời sống, hoặc giả dối, che đậy sự thực, song nhiều người vẫn công nhận đấy là tác phẩm quan trọng bậc nhất trong cuộc đời Ehrenburg: nếu trong toàn bộ những gì ông đã viết ra chỉ được chọn một cuốn, người ta sẽ chọn Con người, năm tháng cuộc đời. B.Polevoi kể: Đọc hồi ký của Ehrenburg rồi, quay trở lại với những trang sách trước đó của ông, thấy nhạt hẳn đi. Cảm tưởng ấy được nhiều người chia sẻ, mặc dù ai cũng biết rằng Ehrenburg viết ra thiên hồi ký của mình, khi đã ở tuổi 70, và sau Con người, năm tháng cuộc đời tuyệt đối không viết gì thêm nữa .

1983 — 1987

Những thao thức mang tính cách dự cảm (*)

I. Cuốn sách và những cuộc tranh cãi

Bên cạnh những tác phẩm ngay từ khi mới ra đời đã được dư luận nhất trí khen ngợi là có giá trị, và được đủ mọi thứ giải thưởng khác nhau, trong văn học nước nào và ở thời nào cũng vậy, thường vẫn có những tác phẩm gây ra những luồn dư luận trái ngược, kẻ khen người chê, rất khó cả quyết dứt khoát ai sai ai đúng.

Thuộc loại thứ nhất, trong văn học Xô-viết những năm tám mươi của thế kỷ XX, người ta thường kể tới Phong to của Tsacốpxki, La chn của Bondarev, Không chn nương thân của Avigiuyx, Bc tranh của Granin… (một số tác phẩm này đã và đang được dịch ra tiếng Việt).

Còn như thuộc loại thứ hai? Số này hơi khó xác định hơn, nhưng vẫn có. Một truyện vừa và một số truyện ngắn của Trifonov in ra trong bản dịch Na đời nhìn li là một ví dụ. Rồi truyện vừa Mt cuc sng khác, tiểu thuyết Ông già cũng của Trifonov, Chiếc vương min kim cương ca tôi của V.Kataev v.v… Bạn đọc và các nhà phê bình  có những ý kiến khác nhau về các cuốn sách này. Chúng không có may mắn được nêu tên trong các kỳ tuyên bố giải thưởng. Song tuyệt nhiên không ai coi đó là tác phẩm tầm thường. Ngược lại, từ những cuốn sách khiến cho dư luận phân vân và nhiều khi xung đột đó, người ta càng nhận ra một đặc điểm  của văn học Xô-viết. Nền văn học đó không đơn điệu theo những lối mòn, nó luôn luôn suy nghĩ để tìm đường, thể nghiệm. Để đạt tới mục đích thống nhất, là phản ánh cho hết những vấn đề đặt ra trong xã hội và có được tác động thật tích cực với bạn đọc , có thể có bao nhiêu cách làm khác nhau, những lối tái hiện cuộc sống khác nhau, thậm chí quan niệm viết khác nhau , mà đằng nào cũng có cái lý riêng của nó .

Tiểu thuyết Thao thc của A.Kron lần đầu in trên tạp chí Thế gii mi các số 4-6/ 1977, và ngay từ cuối năm đó, khi chưa được in thành sách, đã gây nên dư luận sôi nổi. Sau bài viết của một nhà phê bình ở mục Đim tp chí của báo Văn hc số 30 tháng 8 năm 1977, là hàng loạt thư bạn đọc gửi về, người khen hết lời, kẻ chê cũng dùng đến những từ thậm tệ. Trên nhiều tờ báo khác, cũng có những ý kiến khác nhau như vậy, đến mức trong năm 1978, tạp chí Nhng vn đề văn hc (nguyệt san chuyên về phê bình, cơ quan của Hội Nhà văn và Viện văn học thế giới mang tên Gorki) còn có hai bài khá dài, nhìn lại một số vấn đề của văn học, nhưng đả động rất nhiều đến Thao thc. Bàn về thế nào là nhân vật tích cực, đặc biệt là việc miêu tả những con người làm khoa học, người ta nhắc đến nó, rồi bàn về mâu thuẫn trong văn học, bàn về hình thức tự thú trong tiểu thuyết, nó lại được đưa ra làm dẫn chứng. Mỗi người nhấn mạnh một phía. Tuy nhiên, càng về sau, càng thấy có nhiều ý kiến khẳng định giá trị cuốn tiểu thuyết này. Khi xuất bản tuyển tập tác phẩm hai tập của tác giả vào năm 1980, nhà xuất bản Văn hc Quc gia lấy nó làm bộ phận chủ yếu của tập hai. Cũng năm đó, trong cuốn sách nhan đề Tiu thuyết xô-viết. Nhng con đường và nhng tìm tòi, nhà phê bình văn học M. Kuznetsov đã dành những dòng trân trọng cho Thao thc (cũng như cho Ông già của Trifonov và Chiếc vương min kim cương ca tôi của Kataev). Theo Kuznet sov, cùng ý nghĩa như Con người, năm tháng cuc đời của Ehrenbug, _______

(*) Lời giới thiệu viết cho bản dịch Thao thc tiểu thuyết của A.Kron NXB Tác phm mi H. 1983

Câu chuyn v cuc sng của Paustovski, Thao thc là một tác phẩm giúp ta hiểu về sâu của con người xô-viết; cuốn tiểu thuyết mang nặng chất suy nghĩ này thật kỳ lạ, thú vị, và đây là một hình thức của tiểu thuyết hiện đại, hơn nữa “một hình thức thuộc loại có triển vọng nhất”.

M. Kuznetsov là một trong những nhà nghiên cứu chuyên về tiểu thuyết xô-viết, ông từng được phân công viết nhiều chương quan trọng trong bộ lịch sử văn học xô-viết, do Viện văn học Gorki chủ trì. Cuốn sách của ông mà chúng tôi vừa nhắc tới, lại thuộc loại sách phổ thông, do Nhà xuất bản Kiến thc xuất bản phục vụ đối tượng quần chúng rộng rãi, số lượng in ra là sáu chục ngàn cuốn. Nội một điều đó, đã là một bằng chứng tốt, chứng tỏ Thao thc là một giá trị có thể khẳng định.

II. T thế gii ca nhng người làm khoa hc đến nhng vn đề ca đời thường.

Sau khi dẫn đầu một đoàn đại biểu khoa học xô-viết dự một hội nghị quốc tế tổ chức tại Paris, một học giả cỡ lớn, viện sĩ Uspenski đột ngột từ trần. Nhân đây, một trong những học trò và đồng nghiệp thân cận của ông  là Yudin có dịp suy nghĩ lại nhiều chuyện liên quan đến cuộc đời của nhà khoa học lớn kia, nhất là những chuyện đặt ra với chính mình. Những chuyện riêng và những chuyện chung. Đường đời. Quan hệ. Công việc. Triển vọng…

Trên nét lớn, có thể tóm gọn toàn bộ câu chuyện xảy ra trong Thao thc bằng mấy nét sơ lược như thế. Song, như sau đây bạn đọc sẽ thấy, mọi chuyện không hề đơn giản. Đúng với tư cách một nhà văn chân chính, Kron biết chỉ ra cho chúng ta thấy cả một thế giới cực kỳ phức tạp. Khi đọc, chúng ta bị cuốn theo câu chuyện; đọc xong, ta còn phân vân xét đoán mãi về từng con người, từng số phận trong đó, thấy họ là những con người rất thật, ngỡ đã quen biết với chúng ta, mà chính chúng ta chưa bao giờ hiểu hết.

Như các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ, từ thế kỷ XIX trở về trước, thông thường hình tượng các nhà bác học trong văn học nghệ thuật còn rất thô sơ, về mặt nội tâm. Như ở J. Verne chẳng hạn, nhân vật Paganen là một anh chàng chỉ biết chúi đầu vào công việc, đến quên hết sự đời. Khá hơn một chút, thì họ hiện lên như hình tạc Nhà tư tưởng đang suy tư của Rodin, nghĩa là một thứ mẫu người căng thẳng thật cao siêu thoát tục. Chỉ tới thế kỷ chúng ta, đặc biệt khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lan ra mạnh mẽ, công tác khoa học đã trở thành nghề phổ biến, thì người làm khoa học mới được quan niệm lại. Đó là ngành đầu tư trí tuệ và phương tiện vào sản xuất, có đỉnh cao và có đồng bằng, có những phút giây xuất thần chói sáng, và có cả những ngày tháng đằng đẵng nối tiếp đều đều, nếu không muốn nói là tẻ nhạt. Không có gì khác người thường, những người làm khoa học cũng sống đủ mọi cung bậc trong đời sống tình cảm của mình, từ những giây phút tìm tòi thú vị, săn đuổi thành công, chen lẫn những lo lắng dằn vặt mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu. Trong cả giới, có sự phân công cao độ, toả ra thành đủ loại ngành nghề, hình thành nhiều mẫu người khác nhau, khiến soi vào đó, người ta thấy cả nhân loại.

Giới khoa học được miêu tả trong Thao thc chính là một thứ thế giới đa dạng như vậy. Qua những trang ghi chép nửa nhật ký, nửa tự thú của giáo sư Yudin, sinh hoạt khoa học hiện ra với rất nhiều bộ mặt. Các nhà khoa học ở đây thuộc đủ các cương vị, với những trách nhiệm khác nhau, từ những nhà khoa học đầu đàn trong một lĩnh vực nghiên cứu của một quốc gia, tới hàng ngũ tiến sĩ, phó tiến sĩ, thực tập sinh, nhân viên thí nghiệm, nhân viên hành chính. Cách tồn tại của mỗi người trong khoa học không giống nhau, tư cách từng người nhiều khi chống đối nhau kịch liệt. Họ không thuần nhất; chính vì thế, họ đáng để chúng ta tìm hiểu.

Nói cho đúng, nếu đòi hỏi sau khi đọc xong Thao thc, có thể biết được mọi mặt sinh hoạt khoa học hoặc một quy trình khoa học cụ thể nào đó, chúng ta sẽ thất vọng. Mặc dù bám rất sát thực tế khoa học, đặc biệt là ngành sinh học xô-viết mấy chục năm qua, dụng ý của Kron không phải như vậy. Nghề làm khoa học đối với các nhân vật của ông, cũng như thể thao, thám hiểm, làm công tác tình báo… ở các nhân vật của các nhà văn khác, chẳng qua chỉ là những nguyên cớ cụ thể , để giúp chúng ta hiểu sâu một phương diện nào đó của nhân loại và bản chất từng người. Do thói quen nghề nghiệp ăn sâu trở thành một thứ bản tính thứ hai, nhân vật Yudin trong truyện luôn luôn nói, nghĩ bằng ngôn ngữ của một người làm khoa học, hơn nữa, một người làm khoa học trong thế kỷ XX. Sinh học phân tử và cơ học lượng tử, lý thuyết thông tin, mối quan hệ nhiều về giữa cá thể và quần thể, giữa sinh vật và môi trường… những quan niệm ấy chi phối từng quan sát, từng nhận xét nhỏ của Yudin về đời sống. Đối với những ai chưa quen, điều đó có thể gây ra một vài ngạc nhiên nho nhỏ. Song, cuối cùng, nhìn cho kỹ, những nhận xét của Yudin rất dễ thông cảm. Nhiệt tình chi phối suy nghĩ của Yudin không gì khác, cũng là cái khao khát từng ám ảnh mỗi chúng ta: Làm sao để cuộc sống xã hội ngày càng công bằng hơn, nhân đạo hơn, phục vụ những tiến bộ xã hội đích đáng hơn . Về nguyên tắc, nhiều bạn đọc Việt nam  có thể nói như Yudin:

— Thay thế cho chủ nghĩa xã hội cảm giác — một thứ chủ nghĩa xã hội giầu tính ảo tưởng — phải là một chủ nghĩa xã hội khoa học. Và sở dĩ tôi kính trọng đạo đức cộng sản hơn đạo đức tư sản, thì chính là vì đạo đức cộng sản gần với tinh thần nhân bản hơn cả.

III. Th tiu thuyết t thú và nhân vt Yudin.

Giả sử bây giờ có ai hỏi chúng ta ý nghĩa chính của cuộc đời là gì, ta sẽ rất khó trả lời cho được rành rọt. Để hiểu nó, ta phải đối mặt với mọi thứ đầu cua tai nheo trong những ngày đã sống qua, phải hồi tưởng, phân loại… đủ thứ. Nhưng cũng nhờ vậy, ta hiểu ra một chân lý giản dị: bên cạnh những điều rõ ràng, bao giờ cuộc sống cũng còn bí ẩn, không dễ gì một lúc cắt nghĩa hết được.

Mỗi cá nhân là một thế giới. Và khi thế giới đó muốn tự nhận thức mình, nó rất dễ lúng túng, vì không ngờ chính mình lại rắc rối đến vậy.

Trong văn xuôi xưa nay vẫn có thể loại tự thú, ở đó, người ta chứng kiến sự vận động trong đời sống tinh thần một con người. Qua lăng kính một cá nhân, người ta thấy cả xã hội. Những tự thú đó thường được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt miễn nhân vật tự thú là con người biết tự phân tích, có thái độ khách quan đối với mình cũng như đối với chung quanh; miễn đó là con người có nguyện vọng tốt đẹp là sống lương thiện, và hiểu rõ rằng quá trình hoàn thiện mình không bao giờ chấm dứt.

Trên nhiều phương diện, nhân vật Yudin trong Thao thc hội trong mình nhiều điều kiện chúng ta vừa nói. Đây thực sự là một người có cảm quan của một trí thức, đầu óc luôn luôn làm việc. Nghề nghiệp trang bị cho Yudin những công cụ tốt để nhận xét đời sống, nghề nghiệp lại buộc Yudin phải luôn luôn kiểm tra lại những điều mà mình nhận xét và quan sát thấy, gạt hết mọi ngẫu nhiên, tìm ra qui luật bên trong của đời sống. Nói như M.Kuznetsov “Thao thc giống như dòng ý thức của một người đương thời của chúng ta, rất thông minh và được trời phú cho một khả năng quan sát và phân tích không dễ ai cũng có. Đâu phải mọi kết luận do Yudin đưa ra đều không thể tranh cãi nữa, vậy mà bản thân quá trình suy nghĩ của nhân vật lại gợi nên nhiều  hào hứng, lý thú…”.

Tóm lại, chọn những tự thú của Yudin làm mạch chính của cuốn sách, tác giả đã chọn cho mình một mảnh đất tốt, để từ đó xâu chuỗi lại nhiều hiện tượng khác nhau của đời sống. Trung thành với truyền thống của văn xuôi Nga thế kỷ XIX, đặc biệt là truyền thống của Tolstoi và Dostoievski, ngòi bút phân tích tâm lý của Kron ở đây tỏ ra thật điêu luyện, rành mạch, khúc chiết. Những ý nghĩ tự thú vốn gắn với Yudin như thuộc tính sẵn có một người làm khoa học được đẩy đến cùng, khiến ta cảm thấy nhiều chỗ có phần lạnh lùng, khinh bạc, trắng trợn, nhưng chính bởi vậy, lại thêm sức quyến rũ. Tình cảm nước đôi vừa kính trọng vừa căm giận của Yudin với người này, thái độ cố chấp đôi lúc hoá ra thiên kiến mà chính Yudin cũng muốn gạt đi nhưng gạt không nổi trong quan hệ với người kia, những cuộc đấu trí căng thẳng, không khoan nhượng đến mức u uất của Yudin với một người khác nữa… bấy nhiêu phức tạp trong quan hệ của nhà khoa học này  với các đồng nghiệp thực ra có chút gì đó rất nhân bản, chúng chỉ là những biến dạng cụ thể của những mối quan hệ sống mà gần như tất cả chúng ta đều trải qua, hoặc nhiều hoặc ít. Cả cái lối nhìn đời có vẻ cay nghiệt nhưng thật ra là nông nổi, nhẹ dạ, bởi còn nhiều ảo tưởng; cả thói quen bước vào cuộc tiếp xúc với mọi người với thái độ của một vận động viên thể thao, cố bảo vệ bằng được sự thuần khiết và tính độc đáo của nhân cách mình; rồi một chút đỏng đảnh sách vở khi nói về bản thân, những nét làm đỏm đi liền với những tinh tế trong ứng xử hàng ngày… bấy nhiêu khía cạnh khiến cho khuôn mặt tâm lý của Yudin càng sinh động. Trong Yudin chứa đầy mâu thuẫn (mà mâu thuẫn lớn nhất là luôn luôn tuyên bố xây tháp ngà để làm khoa học, nhưng thực tế lại toàn tâm toàn ý hướng về đời sống, run rẩy trước mọi biến thái nhỏ của đời sống). Cách xử lý của Yudin trong việc đời chưa thật hoàn toàn đáng để chúng ta noi theo. Thậm chí nhân vật  cũng chưa đi đến cùng, trên con đường anh ta đã lựa chọn. Còn thiếu hẳn một nụ cười độ lượng khi xem xét lại mọi chuyện và tuy đã có đầu óc hài hước, Yudin vẫn không tránh khỏi những bối rối trước cuộc sống thiên biến vạn hoá hàng ngày tất cả chúng ta vẫn trải. Nhưng chính bởi vậy, nhân vật  lại gần gũi với anh với tôi, với tất cả những ai đang sống. Bởi trừ một số thuộc loại “ngoại hạng”, còn phần lớn chúng ta vốn sống rất vụng về, khôn chỗ này, dại chỗ khác, có rủi có may, bảo là thành đạt trên đường đời cũng được , bảo là thất bại cũng được.

Quả thật, khi xây dựng hình tượng Yudin, nhà văn A.Kron đã có một nhập thân đáng kể đến mức rất khó phân biệt đâu là tác giả, đâu là nhân vật. Ehrenburg khi đọc lại Tchékhov, từng nêu một nhận xét đại ý: các nhà văn rất thích gửi gắm mọi suy nghĩ của mình vào miệng nhân vật, tuy sau đó lại kịch liệt phản đối, khi người ta bảo đấy là ý kiến của mình. Cái khách quan của Kron trong việc xây dựng nhân vật Yudin, cũng đã gây ra nhiều cuộc bàn cãi. Cũng một Yudin đó, mà có độc giả khen hết lời, bảo đây là một trí thức tiêu biểu, thông minh lịch thiệp, người khác chê là một kẻ ích kỷ tinh vi, không xứng đáng được coi là một nhân vật tích cực. Dẫu sao, có thể công nhận Yudin là một mẫu người sinh động; trong cái thật của mình, những suy nghĩ của Yudin là những gợi ý tốt, đáng để chúng ta suy nghĩ tiếp. Cần nhớ là đằng sau Yudin còn cái bóng cao hơn của Uspenski. Cái khung của cuốn tiểu thuyết có phần hơi chật với nhân vật viện sĩ này, cũng là dụng ý của tác giả, tuy nhiên, chỉ qua vài nét phác, chúng ta đủ thấy: cả tầm vóc con người, lẫn trình độ một nhà bác học, Uspenski còn trội hơn Yudin cả một đầu. Những người hiểu biết đời sống xã hội xô-viết mấy chục năm qua hẳn biết một Uspenski trong Thao thc chỉ là hình bóng của nhiều Uspenski có thật trong cuộc đời. Họ làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tiềm năng xuất sắc được chuẩn bị từ lâu và khả năng thích ứng cao độ, họ chèo chống và gánh vác không biết bao nhiêu công việc mà một thể chế hình thành sau cách mạng, mới mẻ, năng động, đặt lên vai họ. Đóng góp của thế hệ những người này với xã hội rất lớn, nhưng cuộc đời họ thường khi không đơn giản chút nào, mỗi người một số phận phức tạp, phải có cái nhìn thấu đáo mới thông cảm hết. Văn học xô-viết đã và đang còn phải viết tiếp về họ.

IV. Bước ngot trong cuc đời sáng tác ca mt tác gi.

Theo như cách nói của Inna Grekova một nhà văn đồng thời là tiến sĩ khoa học, Thao thc được viết bằng một ngòi bút bậc thầy. Với Thao thc, Kron đã trở thành một trong những tác giả văn xuôi nổi tiếng nhất trong văn học xô-viết  thời kỳ trước 1991 .

Nhưng có điều trớ trêu : Kron viết Thao thc khi cả tuổi đời và tuổi nghề đều đã gần đi trọn.

Sinh năm 1909, ông tốt nghiệp Đại học tổng hợp Moskva năm 1930; sau đó, liên tục hoạt động trên lĩnh vực báo chí. Trong chiến tranh, ông là người gắn bó chặt chẽ với các hoạt động của Hải quân xô-viết và từng viết cả đến mẩu tin, bài báo nhỏ trên tờ báo quân chủng này. Sau chiến tranh, ông đã có những vở kịch, những tiểu thuyết được dư luận trong nước chú ý và được dịch ra tiếng nước ngoài. Năm 1964, cuốn truyện Ngôi nhà và con tàu của ông được nhất trí đánh giá cao.

Tuy nhiên trong cuộc đời sáng tác của tác giả, Thao thc vẫn là một bước ngoặt. Nó khiến cho độc giả xô-viết như phát hiện ra một Kron mới.

Có những tác giả ngay từ những năm còn trẻ đã có những tác phẩm nổi tiếng, hơn nữa, những tác phẩm có ý nghĩa nguyên tắc đối với sự nghiệp sáng tác của mình; từ đó về sau, ông ta cứ cái mạch đó mà kéo, giữ được mức cũ, hoặc có sa sẩy tí chút, dư luận cũng sẽ chiếu cố.

Trường hợp A.Kron với Thao thc hầu như khác hẳn. Có một sự đổi mới trong đời văn, khiến ta có thể nói đến một sự hồi sinh mà mỗi người đều mong ước. Đến tuổi già, ông viết khác đi, và như vậy, thực sự ông trẻ lại.

Đứng về mặt nghề nghiệp và xét, với việc viết Thao thc, tác giả này xứng đáng được chúng ta kính trọng. Tuổi ngoài sáu mươi, đang quen với các đề tài khác, ông đột ngột bước vào đề tài khoa học, lại nữa, một ngành khoa học cực kỳ phức tạp như sinh học. Vậy mà viết rất thoải mái, như người vốn trưởng thành ở ngành khoa học đó quay ra viết văn. Ngôn ngữ của ông trong Thao thc đúng là ngôn ngữ của một người hiểu khoa học hiện đại, ở đó đầy nghịch lý và cũng đầy chất u-mua. Ông rất thông thạo những quy luật của tư duy và biết diễn tả những mê cung rắc rối đó một cách mạch lạc. Thật ra, bảo khó phân biệt đâu là chỗ kết thúc của nhà khoa học Yudin và đâu là chỗ bắt đầu của nhà văn Kron chỉ là một cách nói: lẽ nào tất cả những gì ở miệng Yudin chẳng phải do chính Kron viết ra? Sức dễ lây truyền trong những suy nghĩ của Yudin chỉ nói lên bản lĩnh của tác giả Kron. Vẫn theo Grekova, “để viết Thao thc, Kron đã làm việc gần chục năm ròng”, bởi lẽ “ông chỉ có thể viết về những gì mà ông hiểu biết tỉ mỉ”.

Xét trên một phương diện khác, lại phải thấy ngòi bút viết Thao thc có vẻ còn rất trẻ. Trong tiểu thuyết có nói tới rất nhiều mối tình. Qua những trang tự thú có phần đơn điệu của Yudin, những mối quan hệ tinh tế giữa con người với con người được tác giả tháo gỡ từ tốn bình thản, y như còn dư sức làm nữa. Mặt khác, trong khi đi sâu vào tâm lý con người, cuốn sách lại trải ra trên một khu vực đời sống khá rộng, từ chuyện khoa học đến chuyện đời thường, từ lao động hoà bình tới những kỷ niệm trong chiến tranh, từ những vùng rừng Nga hoang sơ đến những chuyến thăm viếng nước ngoài không thiếu chuyện kỳ cục. Trong cái vẻ như là xộc xệch của câu chuyện, kinh nghiệm sống ở đây được huy động tới mức tối đa. Bởi nhân vật Yudin đã cho phép mình nói v tt c mi chuyn, những trang ghi chép ở đây, không phải là “nửa đời nhìn lại”, mà có được tầm bao quát “cuối đời nhìn lại”; tác phẩm mở ra trên một địa bàn rất rộng để cho người đọc đủ chỗ mà nghĩ ngợi.

Khi đặt cho tác phẩm của mình cái tên Thao thc A.Kron có ý bám vào những đêm không ngủ của Yudin, nhưng với bạn đọc, cái tên này đã mang tư tưởng của cuốn sách. Dường như Kron muốn nhắn nhủ với chúng ta: mọi chuyện trên đời không phải chỉ khẳng định một lần là xong, tất cả mọi chuyện đều phải được suy đi xét lại; quá khứ như mỗi người cũng không đơn giản đã xong mà luôn luôn cần được phát hiện lại. Làm mới quá khứ của chính mình và những người chung quanh, cắt nghĩa lại mọi chuyện đã qua, chính là cái cách tốt nhất để chuẩn bị cho mình sống những ngày tới. Vả chăng, chia ra quá khứ với tương lai cũng chỉ là ước lệ, cái chính là với việc đời, người ta không có quyền nghĩ về nó một chiều, nó luôn luôn ngổn ngang trăm mối, có thể thế này và cũng có thể thế khác, không một việc nào ngay một lúc “cưa đứt đục suốt”, không người nào chết cứng trong cái kết luận duy nhất mà ta áp đặt cho họ. Thật là kỳ lạ, thiên truyện của một nhà văn ngót nghét 70 tuổi lại là một thiên truyện được viết theo lối bỏ lửng và với nhân vật chính trong đó, mọi chuyện chưa đâu vào đâu. Nhưng suy cho cùng, đấy là cái kết luận đúng đắn hơn cả mà chúng ta cần chấp nhận, mỗi khi muốn có một phán đoán tổng quát về đời sống. Nói như nhà nghiên cứu văn học M.Bakhtin:

Không có gì tn cùng có th xy ra trên thế gii này, li cui cùng v thế gii chưa được nói, thế gii luôn luôn được gi mđược b ng, nó phía trước và mãi mãi phía trước’.

(Trích Nhng vn đề thi pháp Dostoievski).

Khi đủ bản lĩnh để giữ cho mình không rơi vào hoài nghi và bi quan, mọi sự thao thức đều có thể được chấp nhận.

Chỉ cần, như nhân vật Yudin trong truyện, chúng ta có một thái độ khoa học và một đầu óc tỉnh táo để xem xét mọi chuyện cho thực khách quan.

Và nếu vượt lên cao hơn Yuđin nữa để có một cái nhìn giản dị đến lão thực và một nụ cười thoải mái độ lượng tới cùng, thì càng đáng quý.

1983

Quá kh không d gt b

Helen ( tên gốc là Elena Borisovna ) —  một cô gái Nga dòng dõi quý tộc — theo gia đình lưu vong trôi nổi trên đất Pháp đầu thế kỷ  XX  , ở đó  cô cùng với người chị tạm thời  trú chân  trong một nhà trọ nghèo và phải làm những con búp bê để kiếm ít tiền mọn rau cháo  qua ngày . Nhưng cuộc đời vẫn chưa buông tha . Chỗ chị em Helen sinh sống cũng là khu vực tá túc của rất nhiều người Nga nhập cư  và bởi vậy  các cô gái không thể không  can dự vào nhiều sinh hoạt cùng các đồng bào vốn cũng trong cảnh lưu lạc tương tự . Kết quả : các cô bị  bật ra khỏi cái nơi trú ngụ yên lành để lao vào một trường đời quay cuồng hỗn loạn hơn  . Người chị  đi làm tại một bệnh viện . Còn Helen nhẫn nhục  đi hát ở một quán ruợu . Trong cảnh cơ nhỡ ,  cô phải vượt lên trên bao thách thức , kể cả có những lúc cựa quạy phá phách tàn tệ , song vẫn không thoát khỏi kiếp làm thuê , không thoát khỏi  lầm lạc . Cho đến lúc được một đồng hương khác là một mugic Nga nhờ chăm chỉ làm ăn  có tiền cứu  chuộc và hứa  đưa cô đi về những miền đất lạ châu Phi , đời cô mới hứa hẹn như được làm lại     .

Trên đây là mấy câu tóm tắt cuốn truyện mà sau đây bạn đọc sẽ  đọc .

Nói cho đúng ra , giữa vô vàn nhà văn lớn của thế giới hiện đại  thì tác giả J. Kessel  mặc dù có cái danh khá to là viện sĩ Viện hàn lâm Pháp , song cũng chỉ là một tên tuổi thường thường bc trung . Các sách giáo khoa văn học không dành cho ông những chương riêng . Các bộ từ điển văn học chỉ nhắc tới ông một cách qua quýt.

Vả chăng , nếu có nói về ông  , người ta thường  kể ra những cuốn sách khác như Phi hành đoàn như Gió cát … chứ ít người nhắc tới Đêm ca nhng ông hoàng .

Mặc dầu vậy , tôi vẫn nghĩ rằng đây là một tiểu thuyết  hay , đáng được  những bạn đọc đang bận rộn để công tìm đọc , ít ra là trên hai phương diện : Th nht , nó giúp  cho chúng ta hiểu thêm về dân tộc Nga và những con người Nga vốn có một mối quan hệ với người Việt Nam trong lịch sử ngót một thế kỷ nay . Và th hai , nó mở ra cho  chúng ta một cơ hội để  hình dung thân phận của những người nhập cư vốn là một hiện tượng lớn trong thế giới  đầy xáo trộn  như thế giới hiện  đại ; hiện tượng này cũng để lại một dấu ấn rõ rệt trong đời sống văn hoá của thế kỷ XX với ý nghĩa nó tạo ra những mảng sáng tác có sắc thái hỗn hợp kỳ lạ , vui  buồn hoà trộn , hào hứng  bi thảm xen kẽ cạnh nhau , theo những dạng thức  trước nay chưa ai hình dung được  .

Nói kỳ lạ thì dân tộc nào trên thế giới cũng kỳ lạ song người Nga có lẽ là một trong những dân tộc kỳ lạ bậc nhất . Cuộc sống chìm sâu trong giá rét. Con người chìm sâu trong suy nghĩ .Tính cách pha trộn nửa Âu nửa Á nửa văn minh nửa hoang dại . Luôn luôn mơ t­ưởng vư­ơn ra  với thế giới hiện đại với ánh sáng như­ng lại  luôn bị cái quá khứ trung cổ níu kéo… Mà làm sao khác được , cái quá khứ ấy lại có vẻ đẹp đẽ hào hùng riêng vẻ kiêu hãnh riêng. Nếu xem người Nga như một variant ( tạm dịch là một biến thể , một kiểu tồn tại ) của nhân loại , thì  variant này quá sắc nét  và đầy ấn tượng , nó là một ví dụ tốt giúp cho người ta hiểu những cái hay cái dở của con người , bất kể là người của dân tộc nào .

Charles De Gaulle , một trong những nhân vật lớn của lich sử Pháp thế kỷ XX , người có thể coi như hiện thân của chủ nghĩa dân tộc Pháp ,  từng có lần viết : Chỉ có các dân tộc và các cá nhân là vĩnh viễn tồn tại . Ý ông muốn nói những đặc tính làm nên một dân tộc là một cái gì rất bền vững . Được hình thành trong những điều kiện cụ thể , mỗi dân tộc cũng như mỗi con người thường có những nét độc  đáo kỳ dị mà một lần hình thành thì sẽ không gì làm cho phai nhạt , tức không sao sửa chữa nổi . Bởi vậy nhìn vào khoa học xã hội trên thế giới hiện nay , người ta thấy ngoài những  bộ môn cụ thể ( lịch sử, địa lý dân tộc học xã hội học tâm lý học v..v..) lại còn có lối nghiên cứu tổng hợp về từng dân tộc tạo nên những ngành kiểu như Ấn độ học , Trung quốc học , Nga học .. .

Có thể là những liên tưởng  đã kéo tôi đi quá xa, song thú thực là  đọc Đêm ca nhng ông hoàng tôi cứ loay hoay trở lại với những ý tưởng nói trên , bởi lẽ ở đây , con người Nga  được Kessel khắc hoạ rõ nét quá , và có thể xem như những tài liệu bổ ích cho những ai muốn hiểu người Nga và  đi vào môn Nga học chúng ta vừa nói  . Những ông bác sĩ quen sống với những tư tưởng cao xa phải đi lái xe độ nhật . Những ông ký giả loại xoàng lo in báo xong thì đi  bán rong , ấn những tờ báo tiếng Nga mình viết vào tay các đồng bào cũng nghèo như mình . Các cô gái di-gan mặc những bộ váy áo sặc sỡ đi hát ở các cửa hàng và nhận chuốc  rượu cho khách lấy tiền thưởng  . Những ông hoàng ăn tiêu theo kiểu bốc giời , đến lúc thất thế chuyên đi gác cửa hoặc bưng bê thức ăn  song vẫn giữ lối xài sang , sẵn sàng xỉa ra đồng tiền cuối cùng để chi cho bữa tiệc vui còn như ngày mai sống thế nào không cần biết . Cộng đồng lưu vong nào thì cũng có rất nhiều kiếp người xiêu vẹo như vậy , nhưng hình như  với người Nga , trong hoàn cảnh sống trên đất Pháp  và có được chút  tự do thảm hại , những mẫu người ấy trở nên hoàn chỉnh hơn bao giờ hết  . Và ra chất  Nga  , đúng tính cách Nga nhất là trường hợp nhân vật Helen . Sẵn một trái tim nhân hậu song cô gái này lại bị bao thành kiến chi phối . Dễ bị kích động . Không biết tính toán . Tự trọng một cách quá mức . Vội vã hứa hôn với một thanh niên đau ốm trong khi chả hiểu  gì mà chỉ vì thương hại cậu bé . Cam tâm để cho một ông hoàng hết thời chiếm đoạt chỉ vì tìm thấy trong người kỵ sĩ ấy một hình ảnh hào hùng , và mặc dầu không yêu thậm chí biết hết tính cách thô lỗ của anh ta , nhưng  khi đối tác  bị tai nạn thì nhận lấy việc cứu giúp . Luôn luôn  sáng suốt nhưng cũng luôn luôn sai lầm và dễ dàng trượt dài trong những cơn bốc đồng ngẫu nhiên … Helen là thế , dù  có tâm hồn ,  lại có tài nữa , nhưng hình như cô không biết sống . Cô gợi cho  người ta cảm giác  kỳ cục ,  mọi hành động và trước tiên là cách suy nghĩ của cô vừa bất ngờ như không ai có thể đoán trước , lại vừa hoàn toàn phù hợp với con người cô, cái dòng máu Nga mà cô mang trong mình , chính những đau khổ mà cô tự chuốc lấy kia đã là nguồn gốc tạo nên sức sống kỳ lạ mà có lẽ chỉ những người phụ nữ Nga mới có . Ở đây , đọc Kessel  mà tôi như được trở lại với những trang sách của Tolstoi, của Dostoievski  ; trong một  nhân vật như Helen tôi như bắt gặp cả  Natasa trong Chiến tranh và hoà bình lẫn Sonia trong Ti ác và trng pht ,  Nastasia Filippovna  trong Chàng ngc … Những nét tính cách Nga  mà các bậc thày cổ điển đã dày công khắc hoạ như một lần nữa được tái tạo qua ngòi bút của Kessel  , và chính trong một hoàn cảnh có vẻ như  không điển hình , cái phần tinh chất trong tính cách ấy  lại  có dịp bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết  .

Cái hoàn cảnh thoạt nhìn  có vẻ như không điển hình , nhưng lại là điều kiện tốt nhất để các nhân vật bộc lộ tính cách ở đây , chính là hoàn cảnh lưu vong mà họ đang sống .

…. Có những cuốn sách chỉ được nghe kể mà sao mình cứ  phải nhớ mãi về nó và thầm ao ước có ngày được đọc nó . Ph mèo câu cá của nhà văn Ru mani với tôi , là một trong những cuốn như thế .

Lần đầu tiên tôi được nghe  nói về tác phẩm này là qua nhà văn Tô Hoài . Nhân nói về bậc  đàn anh Vũ Bằng , Tô Hoài  kể rằng hồi mới viết văn ông thường được Vũ Bằng cho mượn sách để đọc  , trong đó có cuốn Ph mèo câu cá . Theo Tô Hoài , câu chuyện về đám vua chúa và cả dân nghèo Rumani sang sống ở Pháp  sao mà gần gũi , thật  trên trời dưới biển đủ vẻ mà  rút lại cũng trớ trêu nhơm nhếch như mọi kiếp người  .

Không uống mà say, tôi cũng bị lây những  ám ảnh tương tự  :

Người Đông Âu sang sống ở Pháp .  Người châu Phi sang sống ở Anh. Trên đất Đức có cả một bộ phận cư dân người Thổ Nhĩ Kỳ . Còn người Trung Hoa thì có mặt trên khắp thế giới từ vùng Đông Nam Á vốn cách chính quốc không bao xa tới những vùng xa xôi mãi bên châu Mỹ . Từ lâu rồi trên thế giới này đã tồn tại một nhân loại gồm những bầu đoàn thê tử  từ giã mảnh đất chôn rau cắt rốn để đến với những chân trời xa lạ  ,  và chính trong khi nhìn vào cái  nhân loại bị bứt ra khỏi mảnh đất của mình này , mỗi người bình thường có thể tìm thấy bao nhiêu vấn đề liên quan  , thậm chí có thể nói là  chỉ tới họ  —những người lưu vong — , cảm giác  về kiếp người  mới  bộc lộ hết chất ám ảnh của nó .

Người ta càng thấy rõ điều này hơn khi đọc  Nazim Hikmet ( nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ một thời gian dài lưu vong  ở Liên xô,  người từng viết  câu thơ nổi tiếng Lưu đày là mt ngh rt kh ) , hoặc đọc hàng loạt  nhà văn Nga  khác   từ Henry Troayat ,  Nabokov , tới  Brodski  ,  A. Makin , cũng như  khi xem  những bộ phim Trung quốc có chiếu trên màn ảnh truyền hình Việt Nam kiểu như Người Bc Kinh Nu Ước, Đi sang châu  u .

Và bây giờ đến Đêm ca nhng ông hoàng .

Hoá ra từ thực tế của  đám dân lưu vong , người ta có thể khai thác nhiều chủ đề khác nhau  :

Sự lang thang  phiêu bạt như là một định mệnh của con người .

Sự xa lạ  , cái cảm giác của người không tìm thấy mối liên hệ với hoàn cảnh chung quanh , mà  chỉ thấy mình buộc phải sống . Nói như Marcel Proust  “ Tôi đến thế giới này như người nước ngoài và  rời khỏi nó cũng như người nước ngoài “  (Không ai khác câu nói này của tác giả Đi tìm thi gian đã mt được chính A. Makin , nhà văn Nga lưu vong sưu tầm và trích dẫn trở lại )

Rồi sự thích ứng .

Một điều bất cứ ai ,  dù chưa dấn thân vào kiếp sống nơi đất khách quê người , cũng có thể dự đoán được, ấy là  sự mưu sinh ở đây cực kỳ khốn khó . Bị dứt ra khỏi mảnh đất quen thuộc cũng có nghĩa là con người rơi xuống bùn đen . Nơi ăn nơi ở thảm hại . Miếng ăn là chuyện phải lo hàng ngày . Để tồn tại người ta không có quyền từ chối bất cứ việc gì  và thường khi để có đồng bạc những người cao sang cảnh vẻ cũng  phải làm những công việc mạt hạng nhất . Thích ứng ở đây cũng là một biến thể của cái câu mà nhân vật Pavel Korsaguin  trong Thép đã tôi thế đấy từng tự  nhủ  “ Hãy biết sống ngay cả khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa ! “

Sau vấn đề miếng cơm manh áo , cái sự tn ti hay không tn ti kể ra còn bộc lộ qua nhiều khía cạnh khác  trong tâm lý của dân lưu vong  ,  mà nổi bật là quá trình  hoà nhập của họ  với con người và xã hội mà họ mới tới .Trong một tài liệu nghiên cứu về những người nhập cư , tôi đọc được một nhận xét có vẻ nghịch lý nhưng suy cho cùng lại rất chính xác , đó là khi phải đến sống ở những miền đất xa lạ thì sự thích nghi về văn hoá còn khó hơn cả sự thích nghi về ngôn ngữ .  So với sự kiếm sống thì yêu cầu thích  ứng ở đây còn cao hơn một bậc .

Có điều , chính trong  hoàn cảnh phải vật lộn để thích ứng ấy , con người có dịp tự chứng tỏ bản lĩnh làm người của  . Vượt lên trên sự hư hỏng  buông trôi , ở nhiều người  bắt đầu nảy sinh  niềm kiêu hãnh chính đáng : không gì bẻ gãy được họ  .

Trong phạm vi của một cuốn tiểu thuyết vài trăm trang , cố nhiên câu chuyện được Kessel kể không thể trải ra quá rộng . Trong Đêm ca nhng ông hoàng , các nhân vật người Nga  mới chân ướt chân ráo tới Pháp ,  tức còn đang trong hoàn cảnh những thích ứng ban đầu , nên họ cứ  phải vón cục lai với nhau  để vừa trông nhau kiếm sống , vừa tìm cách an ủi nhau, chia sẻ với nhau  những kỷ niệm cũ vốn không dễ mà quên . Thế nhưng ,  nhờ ở chỗ biết phác hoạ lại cái hoàn cảnh ấy một  cách  sinh động ,  cuốn sách lại làm nổi lên một chủ đề khác : đó là sự gắn bó của con người ta với quá khứ . Thật vậy trường hợp của những Chuvalov, Fedor , Stephane … nói sau đây  chỉ chứng tỏ một điều , dù đi đến chân trời góc bể nào thì người ta vẫn thuộc về cái cộng đồng mà người ta đã sinh ra . Sau khi  từ bỏ nền văn hoá từ đó mà mình đã lớn lên , mỗi cá nhân  càng thấy thật ra mình đã gắn bó với nó bằng muôn vàn sợi dây vô hình . Nó đã là một bộ phận của con người mình .   Ở đây trí nhớ vừa là niềm vui  vừa làm phiền người ta ,quá khứ vừa là điều  tự hào vừa là thứ muốn quên đi  để rồi biết ngay rằng  không thể quên nổi . Vậy thì , với nhiều người , hình như việc sinh ra ở đâu là cả  một sự kiện lớn trên đời  , mỗi chúng ta không chỉ thuộc  về mình mà còn luôn luôn thuộc về một thế giới khác trong đó mình và dòng giống mình  là một bộ phận .

Như trên đã ghi nhận , điều đập mạnh vào ấn tượng một người đọc như tôi khi đọc Đêm ca nhng ông hoàng ấy là cái chất Nga kỳ lạ của tác phẩm . Và điều này lại hai lần kỳ lạ nếu biết  rằng nhà văn này sinh ra và lớn lên không phải ở Nga .

Phải chăng chỉ còn có cách giải thích chính trong hoàn cảnh sống xa quê hương ,  con người ta lại  có dịp trở về với cái cội nguồn dân tộc của mình một cách sâu sắc  hơn bao giờ hết ?

Phải chăng  đó cũng chính là cái sức hấp dẫn mạnh mẽ và lý do tồn tại của những tác phẩm văn học viết về dân lưu vong vốn đi thành một mạch riêng và dường như nhìn vào nền văn học nào cũng có thể  bắt gặp  ?

Cun tiu thuyết để đời

ca mt cây bút trí thc

S phn đặc bit ca cun sách

Tiền Chung Thư . Vòng đời vây ba ( chữ Hán trong nguyên văn : Vi thành  )… Có lẽ đối với nhiều bạn đọc Việt Nam hôm nay , kể cả các thày giáo các sinh viên , những người có yêu và tìm hiểu văn học Trung quốc ,  cái tên đó chưa gợi ra một ý niệm gì cả .

Thế nhưng chúng ta hãy cùng đọc lại một ít tài liệu đăng tải trên chính báo chí in ở Hà Nội  .

Báo Văn hoá số ra 10-6 -2001  dẫn lại nguồn  tin của tờ báo tiếng Anh Tun châu Á : Một hội đồng gồm 14 nhà văn  và  giáo sư  hiện sống ở  đại lục  cũng như Đài Loan ,  Hồng Kông , Malaysia đã thử tổng kết văn học thế kỷ XX bằng cách chọn ra 100 tác phẩm tiểu thuyết viết bằng Trung văn được xem là  hay nhất , được bạn đọc yêu mến nhất . Trong danh sách này  có Vòng đời vây ba  .

Còn đây là tin trên báo Văn ngh số ra 25-10-2003 : Mạng Tân lãng ( làn sóng mới  ) mở cuộc bình chọn qua mạng  một danh sách những cuốn gây ảnh hưởng nhất  đến người Trung quốc thế kỷ XX . Cuộc bình chọn lần này không chỉ bao gồm tiểu thuyết mà  cả sách nghiên cứu khảo luận . Bên cạnh những Gào thét , Na đêm , Mt na đàn ông là đàn bà , Phế đô ….thì   Vòng đời vây ba lại có mặt .

Qua các tài liệu Trung văn , in ở Bắc Kinh , Thượng Hải v..v..  người  ta được biết thêm : Tác phẩm này thường được đưa vào thành mục riêng trong các bộ từ điển văn học mới xuất bản . Lại  cũng thường được miêu tả  như một sự kiện quan trọng của cái năm mà nó ra đời . Theo cuốn Trung hc sinh trung ngoi văn hc danh tr đạo độc (NXB Hoa Kiều , Bắc Kinh , 2001), , Vòng đời vây ba nằm trong danh sách những  cuốn tiểu thuyết kinh điển  mà từ sau 1976 , Bộ giáo dục Trung quốc quy định học sinh bắt buộc phải đọc ( cả thảy chỉ có hơn chục cuốn được xếp hạng như vậy , chứ không phải nhà văn nào cũng tràn vào nhà trường như bên ta ) .

Trong thực tế xuất bản , từ 1980 tới 2003,  riêng nhà xuất bản Văn hc nhân dân đã in và phát hành 24 lần  tổng số bản in lên tới 710.000 bản

Ngược  lại quá khứ : Ra đời  1947 , Vòng đời vây ba được in lại  liên tục trong các năm 1948-1949 . Chẳng những thế , tác phẩm cũng sớm được giới nghiên cứu ngoài nước chú ý . Trong cuốn A History of modern Chinese Fiction (Lịch sử tiểu thuyết hiện đại Trung quốc ) , in ra ở Yale University Press , New Haven 1961  bên Mỹ ,  Vòng đời vây ba được tác giả là nhà nghiên cứu gốc Hoa là Hạ Chí Thanh  (C.T.Hsia ) đặc biệt ưu ái . Ông  cho rằng đây “ có lẽ là truyện dài có giá trị nhất trong văn học Trung Hoa hiện đại : truyện hấp dẫn , văn điêu luyện , mỉa mai thú vị , tính cách nhất trí  , bố cục chặt chẽ “  ( Nguyễn Hiến Lê dẫn lại trong Văn hc Trung quc hin đại , 1898-1960  , S. 1969  )

Trong sự biến động muôn màu muôn vẻ  của đời sống , Vòng đời vây ba gợi cảm tưởng một giá trị chân chính , có thể do lý do nào đó nhất thời nó bị quên lãng , nhưng về sau lại  người ta lại phải  nhớ đến nó . Đại khái , so với tình hình bên Việt Nam , thì cũng giống như trường hợp cuốn S đỏ . Xếp xó một thời và tái sinh rực rỡ . Tức thuộc về những gì người ta phải đọc mãi .

Mt cách tn ti trong văn hc

Trong lịch sử văn học Trung quốc từ sau 1949,  một thời gian dài , Tiền Chung Thư chỉ được biết đến như một nhà nghiên cứu văn thơ cổ . Năm 1962, một bộ Lch s văn hc Trung quc đồ sộ đã được biên soạn và in ra ở Bắc Kinh , sau đó được dịch  ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt (1963) . Người chủ biên phần văn học Đường Tống của bộ sách này chính là Tiền Chung Thư .

Kèm bên tên ông, đã có lúc người ta đọc được chức danh : Phó chủ nhiệm Viện khoa học xã hội . Tuy nhiên , với việc đi sâu vào văn học cổ điển ,  có lẽ cái chính khiến ông tồn tại được là ở phần chuyên môn thuần tuý . Công trình được nhắc nhở nhiều nhất của ông hồi ấy là bộ Tng thi tuyn chú . Một ví dụ cho thấy cách làm của ông : Có một tác giả nổi tiếng là Văn Thiên Tường . Bài thơ Chính khí ca của nhà thơ này  ,  như lời dẫn của Nguyễn Hiến Lê  trong  Đại cương văn hc s Trung quc ( in ở Sài gòn trước 1975 và gần đây đã được tái bản ) “ tráng liệt như cầu  vồng bắc ngang trời “ . Nhưng lúc làm tuyển tập nói trên  , Tiền Chung Thư không chọn  . Ông không tuyên bố , nhưng có thể đoán là đối với ông , văn thơ tồn tại là ở chất lượng nghệ thuật chứ không phải  cái phần nội dung hôi hổi kích động lòng người . Mười năm động loạn ( Cách mạng văn hoá ) , đã có lúc người ta hạch ông về việc này . Cũng may , nhờ có công lớn trong việc dịch Thơ t Mao Trch Đông ra tiếng Anh , mà ông thoát nạn .

Cho tới trước 1976 , nếu chỉ đọc các tài liệu chính thức , thì chắc chắn không ai biết đến con người sáng tác ở Tiền Chung Thư . Chúng tôi không có tài liệu nói rõ  nội tình của giới văn học đại lục thời gian ấy , chỉ dự đoán tác phẩm của ông không thuộc  “ giai điệu chính “ , nên người ta lờ đi coi như không có , phần chủ quan thì  ông thây kệ ,  chẳng buồn  đòi hỏi . Mà thế cũng phải . Cùng viết với ông hồi trước 1949, có một nhà văn cũng nổi tiếng là Lý Cật Nhân . Ông này có cuốn T thu vi lan ( Nước đọng sóng nhỏ ) viết từ 1937  , nay muốn được in lại , liền  mang sửa chữa cho hợp thời , rút cục chỉ gây trò cười cho đồng nghiệp . Tiền Chung Thư có quan niệm khác . Thà sống trong im lặng , thà bị lãng quên , chứ không chịu theo thời . Trong đời sống văn học hiếm có người có được một cuốn sách hay như thế , lại dám  từ bỏ việc sáng tác  như thế . Từ bỏ vinh quang trước mắt bởi biết rằng tác phẩm của mình là thuộc về cái phần vĩnh viễn lâu dài .  Đây là cái điều chỉ những người có niềm tin lớn nơi mình mới làm nổi .

Đâu là ch không th thay thế được ca Vòng vây cuc đời ?

Từ các tác phẩm  Na đêm của Mao Thuẫn , Gia đình của  Ba Kim , T thế đồng đường của Lão Xá   , đến những tác phẩm mới dịch in mấy chục năm gần đây , Biến đổi Lý gia trang , Tam Lý loan của Triệu Thụ Lý  , Bài ca tui tr của Dương Mạt , Đá đỏ của La Quảng Bân, Dương Ích Ngôn…  người ta có thể đọc ra một nét chung của tiểu thuyết Trung quốc thế kỷ XX  là sự  ưu tiên  cho các đề tài đấu tranh xã hội . Kinh nghiệm lịch sử của nước Trung Hoa dạy các nhà văn  tập trung vào những vấn đề lớn  chi phối vận mệnh con người và xã hội .

Đặt trên  cái nền chung này , Vòngđời vây ba hiện ra như một cái gì khác hẳn . Trước câu hỏi thế nào là vấn đề lớn , ông có cách trả lời riêng . Nếu những tác phẩm nói trên chú ý tới cái  phần  rực rỡ  , sôi nổi  , những gì nổi lên trên bề mặt  ở xã hội và con người ,thì Tiền Chung Thư chú ý tới cái phần bình thường mờ xám khuất  lấp nhưng lại dai dẳng tồn tại nơi họ . Cuộc đời trong sách của Tiền Chung Thư  gợi ra cảm giác  vừa vui vừa buồn vừa hài hước vừa bi thảm , mọi thứ dang dở nhoè nhoẹt mà không sao có được  đường viền cho  rõ rệt . (Nghe tới chỗ này những người hiểu biết văn học Nga hẳn nhớ trường hợp Tchékhov : người ta bảo rằng ông không miêu tả con người lên bắc cực để đánh nhau với gấu ,  con người trong tác phẩm của ông chỉ  ở nhà ăn xúp và cãi nhau với vợ . Nhưng chính vì thế mà Tchékhov được coi là người đổi mới văn xuôi  cổ điển Nga . )  Tuy bối cảnh được miêu tả trong Vòngđời vây ba là một giai đoạn cực kỳ rối ren trong lịch sử Trung quốc , song nó chỉ hiện ra như một  cái nền với những nét phác hoạ sơ sài .  Người ta chỉ mang máng cảm thấy nó  qua vài câu giao đãi xa xôi. Còn nổi lên rõ hơn cả  là sự trôi nổi bất lực cùng cái chán ngán buông trôi của những con người rất bình thường nếu không nói là có nhiều khía cạnh tầm thường . Họ không có cái cuồng nhiệt muốn  lý giải đời sống . Càng không có cái ham hố muốn tính chuyện tác động vào nó nhằm thay đổi nó .  Trong cảnh long đong lận đận ,  Phương Hồng Tiệm với vốn kiến thức học ở phương Tây về  cũng không biết nên làm gì . Loanh quanh  chỉ thấy anh ta  phải đối mặt với những chuyện bình thường . Nhu cầu tình cảm ( tình yêu  ) .  Hoặc quyết liệt hơn là việc kiếm sống ( đi dạy học ). Khía cạnh chính trong con người anh ta  chính là cái sự thất bại , sự bất lực  . Theo như cách nói của cuốn Trung hc sinh Trung ngoi danh tr đạo độc đã nói ở trên ,  Vòngđời vây ba không thuộc loại tiểu thuyết phúng thích như Nho lâm ngoi s , cũng không thuộc loại  ngôn tình ( đi sâu vào tình yêu)  , mà phải gọi đây là một thứ tiểu thuyết nhân tình thế thái , nó chủ yếu miêu tả những  chỗ yếu   và biểu hiện cái hoang lương quạnh quẽ của kiếp nhân sinh   . Cần nói thêm là khi miêu tả  loại nhân vật như vậy , rõ ràng  tác giả không có ý định nêu gương cũng không định đưa nhân vật ra làm mẫu cho mọi người . Ông chỉ ghi nhận anh ta như một con người có thật ,  hèn kém ư, cao thượng ư, cái gì con người ấy cũng có.   Nhưng có lẽ chính vì thế mà cuốn sách và nhân vật trở nên  gần gũi với bạn đọc .  Phương Hồng Tiệm  cũng như các nhân vật khác , bạn của anh ta , người yêu anh ta và vợ anh ta không thuộc riêng về thời nào , mà có tính cách phổ biến  , thời nào cũng có .

Mt hướng phát trin ca tiu thuyết

Trong hệ  thống tiểu thuyết cổ điển của Trung quốc , nếu những Tam quc Thu h tiêu biểu cho loại tiểu thuyết anh hùng thì Kim Bình Mai mở ra một hướng mới là loại tiểu thuyết đời thường . Đến Nho lâm ngoi s ,  bản thân cái tên ngoại sử cũng đã xác định một phần nội dung tác phẩm  : chữ ngoi s bao hàm cái ý  người viết muốn giao hẹn trước là ở đây không nói những chuyện trong sử sách chính thức đã nói , mà chỉ nói những chuyện lâu nay  bị coi là chuyện bên lề , chuyện ngồi lê đôi mách ;  không muốn đi vào những cái hùng vĩ  cao cả mà chỉ nói  những chuyện  có vẻ  tầm thường , vụn vặt , thường khi là chuyện cười dở khóc dở . Thế nhưng ngẫm cho kỹ , giữa hai cái đó thật ra cái nào là chính cái nào là phụ thì rất khó . Bởi chuyện bên lề chuyện lặt vặt nhiều khi lại ám ảnh con người , chi phối họ ,  làm cho họ  sướng vui đau khổ hơn mọi thứ chuyện gọi là chính của cuộc đời . Theo cách nhìn nhận đó ,  có thể nói  loại tiểu thuyết như  Kim Bình Mai là một hướng ghi lại lịch sử  theo con mắt dân gian . Nó  bổ sung cho thứ lịch sử chính thống khô cứng giả tạo một vẻ sinh động tự nhiên . Và ở giai đoạn  cuối của văn học  trung đại,  hướng ghi chép cuộc đời  như thế này  đã phát triển thành cả một hướng tư duy văn học , nó cũng là điều kiện tự nhiên để Trung quốc tiếp nhận và làm giàu thêm cho mình những quan niệm tiểu thuyết của phương Tây .

Lý do khiến cho trong các tài liệu nghiên cứu về văn học Trung quốc hiện đại nhiều  người gọi Vòng đời vây ba là một thứ Nho lâm ngoi s hiện đại trước tiên là ở nội dung : Cuốn tiểu thuyết độc đáo của Tiền Chung Thư không chỉ nói đến cái ước vọng cao xa mà cả  sự hèn yếu của giới trí thức , sự bất lực đáng thương trong cái đời thường mòn mỏi  vô nghĩa của họ . Rồi cái nội dung lùng nhùng làng nhàng đó được chuyển vào hình thức : ở đây , đời sống được kể lại không phải bằng  cái giọng vổng lên chói tai kiểu những lời kêu gọi hoặc những  lời kết án cay nghiệt và chửi bới tùm lum . Mà bao trùm ở đây là một thứ giọng  đều đều của một kẻ bình tĩnh chấp nhận mọi chuyện và không thôi hứng thú khi thấy cuộc đời lại kỳ cục đến thế . Điều này rất đúng với các định nghiã về tiểu thuyết được lưu hành rộng rãi ở phương Tây. (Chẳng hạn , đây là định nghĩa của W. Kayser “Câu chuyện  về  thế giới nói chung , được kể  theo lối cao giọng , được gọi là sử thi . Còn câu chuyện về thế giới riêng tư được kể một cách vui vẻ hồn nhiên , được gọi là tiểu thuyết “ . )  Có điều lạ là  đồng thời , trong hình hài của nó , Vòng đời vây ba lại có dáng dấp của một cuốn tiểu thuyết đặc  Trung quốc . Nặng về kể hơn là tả . Không quá chú trọng tâm lý mà chỉ diễn tả tâm lý qua hành động . Cái hình của truyện cũng không cần phải công phu tạo dựng , đại khái có người là có truyện , kể về người đến đâu , truyện phát triển theo đến đó . Đây là lối viết tiểu thuyết đã  thấy từ các bộ truyện cổ điển nay còn  tái xuất hiện những cuốn  mới nổi trong thế kỷ XX như Rng thm tuyết dày , hoặc gần đây hơn là trường hợp cuốn Phế đô của Giả Bình Ao . Đặt vào cái mạch này , Vòng đời vây ba là một mắt xích tự nhiên và cũng có thể nói là cần thiết nữa .

Mt cm hng thng nht

Nhận xét về  nhân vật Phương Hồng Tiệm , giáo trình Văn hc hin đại của Đại học nhân dân Trung quốc  (in ở Bắc Kinh năm 2001 )  bảo rằng anh ta không phải là anh hùng mà cũng không phải là quỷ ác , anh ta chỉ là người bình thường . Sự bình thường nói ở đây đồng nghĩa với đa dạng , nhiều sắc thái  .

Vẻ bình thường hiểu theo nghĩa sự thống nhất của những mặt đối lập ấy  ở Vòng đời vây ba còn thấy được lặp lại ở nhiều khía cạnh khác :

— về triết lý nhân sinh , cuộc đời ở đây là thứ vừa khiến người ta chán ngán vừa không thôi quyến rũ , yêu không được mà ghét cũng không được . Cái nhìn của tác giả vừa lạc quan vừa bi quan .

—  về sắc thái  thẩm mỹ , giọng văn trung hoà , ẩn sau những lời miêu tả vô tình là nụ cười ý nhị .

— trên nét lớn  , tác phẩm vừa gợi cảm giác rất tây , vừa Trung quốc một cách tự nhiên , trộn không lẫn như trên vừa nói .

Điều này cũng thấy rõ trong vận mệnh ngòi bút tác giả .

Tiền Chung Thư vốn có tên tự là Mặc Tồn . Mc ở đây  tức là im hơi lặng tiếng , tn là còn ( như trong chữ  tồn tại )  , có thể bảo mc tn là sống trong quên lãng cũng không sai . Nhìn lại cuộc đời tác giả Vòng đời vây ba, người ta thấy ông đã xếp đặt đời mình  đúng như vậy : khiêm cung , lặng lẽ , tưởng như là nhạt nhẽo , tên tuổi không bao giờ thành chuyện thời sự , lại chắc chắn không là cái đích để bàn luận  . Song vẫn  có thể nói những  đỉnh cao chói lọi mà một nhà văn Trung quốc thế kỷ XX có thể đạt tới  thì ông cũng đạt tới . Sách văn học sử hiện đại phải có những chương riêng để viết về ông . Ngày ông qua đời được coi như là một sự kiện . Trong lúc cao hứng , có người còn mệnh danh ông là một thứ đỉnh núi Côn Lôn trong văn hoá . Và có điều chắc là những gì ông viết rồi ra còn được đọc mãi  . Nhận rằng ông đã   miêu tả rất giỏi  cái cảm giác  về sự phong bế vô tận mà mọi kiếp nhân sinh phải chịu  —  tức cũng là nói  ông lại đã  thoát ra khỏi thứ thiên la địa võng  trùng trùng điệp điệp đó để dám là mình , nhởn nhơ là mình  .  Một cuộc đời  như Tiền Chung Thư và một cuốn sách như Vòng đời vây ba cuối cùng gợi cho người ta cảm tưởng  đời sống văn học vốn muôn hình muôn vẻ ,  nhiều tầng nhiều lớp , luôn luôn người ta có thể nhắc lại câu Kiều  trong còn lm điu hay . Mà cái cách tồn tại trong văn học thì chẳng ai giống ai,  làm cho người đời  phải đọc cố nhiên là khó rồi , làm cho người ta đã định quên đi mà quên không nổi , vẫn phải đọc phải nói tới , lại có phần khó hơn nữa .

BẢN TỰ BẠCH CHÂN THÀNH

CỦA TUỔI  TRẺ

Văn học thế giới từng biết đến nhiều cuốn sách  ghi lại những băn khoăn khắc khoải của lớp thanh niên khi bước vào đời . Tác phẩm lớn nhất của J.W. Goethe là Faust , nhưng kiệt tác đó rất   kén độc giả , tức là  chỉ những ai có nhu cầu suy tư về những vấn đề siêu hình mới tìm đọc . Trong khi đó nếu cần kể một cuốn tiểu thuyết khiến Goethe trở nên thân tình  với mọi người thì đó chính là  Nhng đau kh ca chàng tui tr Werther (  thiên truyện , theo sự ghi lại của người đương thời , đã khiến bao nhiêu thanh niên  tự tử. ) Gần với chúng ta hơn , Bun ơi chào nhé của Francois  Sagan trở thành  sách bán chạy , hơn nữa có thể bảo nó trở thành một sự kiện của văn học Pháp . Tại sao như vậy? Đơn giản chỉ vì qua tiểu thuyết này , người ta có thể nhận ra cả bộ mặt tinh thần của những thanh niên mười tám đôi mươi trong những năm 50 thế  kỷ XX . Họ lớn lên trong một thời điểm mà sự chuyển mình của xã hội hiện đại đạt tới điểm chín . Khác với con người cổ điển vững vàng chắc chắn trong niềm tin cũng như hành động , họ luôn  luôn khổ sở vì gần như không hiểu tại sao mình lại như thế này mà không như thế khác . Ngay bản thân , họ cũng không  làm chủ nổi  . Họ có thể  lười biếng độc ác mà chẳng có lý do nào rõ rệt . Ngày họ cảm thấy trưởng thành cũng là ngày họ nhận ra một cách chắc chắn rằng  cuộc đời  vô lý không phương cứu chữa và họ muốn vượt lên trên sự vô lý ấy để tồn tại .

Điên cung như V Tu cũng đi theo cái mạch  đã được gợi mở từ Goethe đến  Sagan . Nhân vật chính trong các thiên truyện dưới đây thường là những  nữ thanh niên trẻ tuổi của nước Trung Hoa thời cải cách và mở cửa , lòng đầy hăm hở bước vào cuộc sống. Và  đón chào họ là gì  ? Là một cuộc sống đang mất dần đi  những giáo điều —   vốn bảo là  thiêng liêng cũng được mà bảo là  phù phiếm cũng được — để trở lại với những yêu cầu tự nhiên và trần tục. Trong khi xã hội như một cỗ máy chạy hết tốc lực cốt làm ra của cái vật chất  thì  mỗi người  tìm lấy cách để tự lo cho bản thân mình, và việc đó được chung quanh  sẵn sàng khuyến khích , miễn nó không đi ngược trào lưu chung và ngăn cản tự do người khác , tức không vi phạm luật pháp là được . So với xã hội Trung Hoa cũ ( kể cả nước Trung Hoa thời Mao Trạch Đông ) đầy huý kỵ và khuôn mẫu ràng buộc con người  , thì tinh thần chủ yếu chi phối xã hội  hiện đại là tinh thần giải phóng . Lớp trẻ không giấu giếm  rằng họ muốn được giàu sang sung sướng ; muốn được nếm trải mọi niềm lạc thú trên đời . Hơn thế nữa , họ muốn  khẳng định mình ; muốn tự khám phá và trình ra cho thế giới thấy mình là người thế nào ; muốn nổi tiếng  bằng mọi giá có thể có. Khi thì tự nhiên  khi thì cố ý , họ  hăm hở tự bộc lộ  , để buộc  người ta phải chú ý đến mình .” Triết lý cuc sng ca tôi là tiêu xài vt cht gin đơn ,tinh thn không b gò bó , bt c lúc nào cũng ch tin s xúc động ni tâm  , phc tùng ni cháy bng trong  sâu thm tâm hn  , không cưỡng li nhng cm hng điên cung  , sùng bái mi dc vng , tn tình giao lưu vi mi cung vui ca cuc đời  bao gm cao trào gii tính  , đồng thi  kính nhi viên chi đối vi tác phong nnh hót hi ht tiu th dân , côn đồ . Những câu bộc bạch loại đó  nằm  rải rác đây đó trong các trang sách ; người ta có thể đồng tình hay phản đối , song phải nhận là chúng được nói ra thành thật và chính chúng tạo nên một phần lớn sức lôi cuốn của những trang sách  .

Làm nền cho mọi sinh hoạt của lớp trẻ  ở đây là một xã hội với bộ mặt thực sự hiện đại . Con người  lăn lộn giữa  tiện nghi vật chất , các loại rượu , các loại chất kích thích. Họ nói chuyện  với nhau trực tiếp thì ít mà qua điện thoại cầm tay thì nhiều . Nơi làm việc của họ là  các loại nhà hàng , trên cái nền nhạc gấp gáp lấy ra từ  các loại băng đĩa mới nhập  từ Anh Mỹ . Một chi tiết có vẻ nhỏ nhưng không nên bỏ qua , ấy là trong các thiên truyện bạn đọc sẽ đọc sau đây , truyện nào cũng thấy  có một nhân vật Tây phương khi thì da đen khi thì da trắng khi thì người Pháp khi người Hà Lan ( trong một tác phẩm quan trọng khác của tác giả mang tên Cc cưng Thượng Hi , nữ nhân vật chính cũng như con lắc dao động giữa một bạn nam người Trung Hoa là Thiên Thiên và một người đàn ông Đức có tên là Mark ) . Văn minh phương Tây như vậy đã trở thành một bộ phận của đời sống mọi người dân bình thường . Ai người có thói quen co mình lại trong tư duy  cũ  chắc tự hỏi  thế thì nếp sống Trung Hoa đã ổn định từ  ngàn đời có bị đe doạ  ? Nhưng những người ấy đã lo quá  xa .Vốn từ thời trung đại  đã có sự giao lưu rộng rãi với cả thế giới  , giờ đây văn minh Trung Hoa lại đang tiếp tục làm giàu cho bản sắc của mình bằng những cuộc đối thoại thông minh với mọi nền văn minh khác , trước hết là văn minh Tây phương ,  và lớp người  trẻ tuổi của đất nước đang tận dụng cơ hội đó như một phương tiện để qua người mà hiểu mình , tìm ở người khác cái mình chưa có ,  trước tiên  là để tự  nhận thức , để tận hưởng cuộc sống . Nhà văn ở đây không làm gì khác hơn là ghi nhận miêu tả cái điều mà xã hội đã chấp nhận .

Lớp người đứng tuổi lại cũng  thường  cho rằng tự do sẽ làm cho lớp trẻ hư hỏng . Với các nhân vật của Vệ Tuệ , câu chuyện tự do không mang  một ý nghĩa chật hẹp như vậy  . Ví dụ như trong vấn đề tính dục  . Đó là  cái tự do đơn giản ,lâu đời , được hiểu một cách trần trụi  mà lại dễ bị hiểu sai giải thích sai , tức dễ bị  tha hoá nhất , song chính vì thế lại càng có sức lôi cuốn con người  .Trong một số tiểu thuyết Trung quốc được dịch và in ra tiếng Việt gần đây như Đàn ông mt na là đàn bà của Trương Hiền Lượng, Phế đô của Giả Bình Ao , Báu vt ca đời của Mạc Ngôn , Linh sơn của Cao Hành Kiện , các nhà văn gần  như đồng thời cùng  nhận ra một sự thực :  càng vào những lúc tinh thần tư tưởng của con người bị  dồn nén và  những xô đẩy xã hội như muốn đè bẹp  mỗi cá nhân  thì họ càng muốn tìm tới cái  tự do bản năng kia , để trước tiên là  tạo  một thế quân bình  cho sự sống , sau nữa  cũng là  một cách  để tự khẳng định rằng mình có thể bất chấp mọi thách thức . Vệ Tuệ và lớp nhà văn trẻ đến với các vấn đề này lại còn hồn nhiên hơn nữa  .  Những cuộc truy hoan chỉ là một phần đời sống tự nhiên của họ  và sở dĩ họ muốn nói thật to lên cho mọi người  biết chuyện ấy chẳng qua chỉ là muốn trêu ngươi , muốn tỏ ra là mình có thể phớt lờ trước mọi  thành kiến cấm đoán cổ lỗ . Dù có nhiều  trang tả cảnh làm tình , song không thể nói những trang truyện ở đây mang tính cách khiêu dâm . Trong con mắt của lớp trẻ , cái sự gọi là ngoan ngoãn hay hư hỏng ( theo  tiêu chuẩn cũ ) thực ra không có gì quan trọng . Điều khiến họ bận tâm là  được sống theo ý mình . Mặc dầu vậy , họ không bao giờ rơi vào hưởng lạc thuần tuý mà vẫn  làm việc như điên  . Tâm trí  họ  không ngớt bị dày vò bởi  những vấn đề mang ý nghĩa  nhân bản . Làm sao để biết thc ra mình là thế nào , mình có th tr thành mt con người thế nào ? Nên sng sao cho phi ? Đâu là hnh phúc đâu là bt hnh ? …Cũng như các thế hệ trước những câu hỏi muôn đời ấy cũng luôn luôn ám ảnh họ hành hạ họ , và bởi họ đã nghĩ về chúng một cách nghiêm chỉnh , nên không thể nói là họ tầm thường chút nào . Nên coi là điều đáng mừng chứ làm sao lại nỡ lòng lên án ,chê trách , đe nẹt họ  nếu như câu trả lời của họ khác hẳn câu trả lời của cha anh ngày trước ?

Theo một số tài liệu  nghiên cứu thì Vệ Tuệ sinh vào đầu những năm bảy mươi thế kỷ XX , tức thuộc loại thanh niên cùng lớn lên với những đổi thay của Trung quốc trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX . Có vẻ như cũng giống như trường hợp F. Sagan mà phần trên đã nhắc , người thanh niên này đi vào văn học  theo cái lối nhân tiện thì thử cầm bút một phen và chính do chỗ không biết sợ là gì mà lại có được tiếng nói riêng trong văn học . Không phải ngẫu nhiên , trong một cơn say sưa , Vệ Tuệ   có lần tự thú : không do một thứ khao khát sáng tạo xui khiến , lại càng không muốn được đào tạo theo bài bản , nhất là không muốn đi theo con đường do lớp người đi trước  đã vạch .Chẳng qua là tìm thấy trong đó một phương tiện để tự thể hiện thì họ viết văn  “ Khát vọng của tôi  gần như lý do tồn tại của tôi là làm cho thành phố nổ tung  như một trận pháo hoa “ ( ý muốn nói buộc tất cả mọi người phải đọc mình phải nói đến mình ). Ước ao ấy của tác giả đã được đền đáp với cuốn sách gây nhiều tiếng ồn Cc cưng Thượng Hi . Thông thường  sau một  thành công  như vậy , một  tác giả trẻ liền được giới sáng tác chuyên nghiệp chào đón và bản thân người ấy cũng tự nguyện  gia nhập hàng ngũ những người cầm bút , bằng lòng chấp nhận những lề thói trong nghề để chuẩn bị có “ những bước tiến mới “ . Về phần mình , Vệ Tuệ vẫn như một thứ cây dại giữa đồng , chỉ mải mê viết  và lo sống với bạn đọc hơn là lo sống với những người cùng giới . Một điều thú vị không kém là  không phải trong tiểu thuyết đầu tay ấy mà cả trong những truyện vừa truyện ngắn viết tiếp về sau , tác giả vẫn có lối viết tự thuật một cách cố ý , dù cho nữ  nhân vật chính  đội tên khác khai thác cuộc đời người ấy theo những khía cạnh khác ( ví như trường hợp thiên truyện mang tên Ngi H sau đây bạn đọc sẽ đọc )  thì vẫn có những chỗ cây bút trẻ này  cố ý hé cho bạn đọc thấy rằng nhân vật trong sách  với chính mình  chỉ là một . Không định  trổ tài miêu tả hay  kể chuyện , laị càng không định làm gương cho ai hoặc góp phần vào việc giáo huấn ai …, thực ra ở người nữ thanh niên này chỉ  có một băn khoăn duy nhất là viết ra buộc mọi người phải đọc . Qua những trang viết xây dựng nên hình ảnh của mình trong lòng xã hội . Làm cho mọi người biết mình nổi tiếng và độc đáo đã rồi người ta sẽ mua sách mình viết. Và thích tạo ra một sự chào đón mang tính cách bùng nổ . Các cuốn sách của Vệ Tuệ do đó có cách đến với bạn đọc tương tự như hồi ký của các cô đào xi-nê , các ca sĩ , hoa hậu người mẫu , cầu thủ bóng đá nổi tiếng thường trở thành sách bán chạy ở các nước Âu Mỹ . Đọc sách người ta không cảm thấy được trò chuyện với một nhà văn mà chỉ cảm thấy như được tiếp xúc với một con người , còn sau đây người đó sẽ viết lách ra sao có trở thành  văn sĩ lớn hay không , không cần biết và đương sự cũng không muốn cho chúng ta biết . Nhưng như thế tưởng cũng đã là quá đủ . Trong hoàn cảnh mà các giá trị thường xuyên chao đảo như xã hội hiện đại  đã có một tiếng nói cất lên và chúng ta tìm thấy trong tiếng nói ấy nhiều sự đồng cảm .

Hà Nội tháng giêng 2003

Trường hn ca

Đã có nhiều cuốn tiểu thuyết đương đại Trung quốc được dịch ra tiếng Việt thời gian gần đây , trong đó gây ấn tượng hơn cả là những cuốn viết về thời Cách mạng văn hoá , khi cuộc sống của cả một dân tộc bị xô đẩy bởi những ý tưởng điên khùng dẫn tới  bao nhiêu là tai hoạ đổ lên đầu mọi người ,trước tiên là  những phần tử tinh hoa của xã hội .

Cuốn tiểu thuyết sau đây bạn đọc sẽ đọc đi theo một cái mạch khác . Những biến động từng được ghi trong sử sách (  từ Thượng Hải trước và sau 1949 , kéo qua cách mạng văn hoá , tới thời kỳ cải cách mở cửa về sau ) cũng được phác hoạ làm  nền cho câu chuyện song nói chung chúng có phần lùi về phía sau  để nhường chỗ cho những sinh hoạt hàng ngày của con người : làm việc , kiếm sống , gặp gỡ bạn bè , ăn uống , sắm sửa may mặc ,yêu đương nhau ,  giận hờn   nhau … Như tác giả có lần  đã nhấn mạnh , có thể bảo  nhân vật chính của tiểu thuyết là  thành phố Thượng Hải nổi tiếng ,song đó không phải là cuộc sống sôi nổi của một thương cảng hàng đầu thế giới , cũng không phải là cái phần hoa lệ của nó , mà là  những ngõ nhỏ , những người bình thường với mọi ham muốn đơn giản , những chuyện đồn đại không đâu vào đâu , và cả những đàn bồ câu âm thầm trên các nóc nhà cái gì cũng biết nhưng không nói được nên lời  . Trong cái cuộc sống có phần mờ mờ xam xám đó , nổi lên nhân vật Vương Kỳ Dao . Những người đẹp , họ là tinh hoa là niềm kiêu hãnh của một vùng đất , sống ở thời nào họ trở thành biểu trưng của thời ấy , không chỉ những người thân của họ mà mọi người bình thường cũng phải nghĩ về  họ mỗi khi muốn nhận diện cái thời  mà mình đang sống .Trong lịch sử trường kỳ của nước Trung Hoa, câu chuyện Tây Thi xưa chói lọi không kém câu chuyện về nhiều hào kiệt  thời Xuân Thu , cũng như cuộc đời Dương Quý Phi  là một trong những trang đẹp nhất trong một  thời rực rỡ như thời thịnh Đường  . Về phần mình ,  nhân vật Vương Kỳ Dao  trong mức độ nào đó cũng có thể gọi là người đẹp  thời nay  bởi đã từng được chấm  là á hậu trong một cuộc thi sắc đẹp của thành phố. Trong cách miêu tả của tác giả có một điều đáng nói là ở đây không có những kẻ xấu kẻ ác như thói thường vẫn nghĩ . Trên đường đời  Vương Kỳ Dao đã gặp những người có tâm , không ít thì nhiều yêu nàng , cảm phục trước sắc đẹp và  vẻ lịch lãm ở  nàng. Mà bản thân con người này cũng nhân hậu , biết điều ,một thứ con nhà lành ,  nhạy cảm trước những gì tốt đẹp quanh mình , nhẫn nhục trước hoàn cảnh , nói chung là  không nhiều thói xấu và cả sự dại dột vẫn thấy có ở nhiều phụ nữ xinh đẹp . Vậy mà con người ấy trước sau vẫn bất hạnh và  cái chết oan nghiệt cuối cùng đã thực sự là một sự giải thoát nếu không thì những ngày tiếp theo ấy còn đau khổ không biết đâu là cùng ! Phải chăng  đường đời ở Vương Kỳ Dao thực đã bao hàm  những nét làm nên số phận chung của người đẹp ở mọi thời đại ?

Phải thú thực rằng giữa đời sống bận rộn hàng ngày , bản thân tôi thường vẫn để một ít thời gian làm cái công việc tưởng như vô bổ là , một cách rất vô tư , nghĩ về  những người đẹp  ở cái  thành phố mà tôi lớn lên và nay đang sinh sống để cùng  vui buồn trước những thăng trầm trong cuộc đời họ . Và thật kỳ lạ , thường tôi có cảm tưởng trừ những vẻ đẹp kiểu Thuý Vân không kể , còn lại phần lớn  đời những người đẹp ấy  khổ , người càng sắc sảo càng khổ , mà  không ai tìm được lý do cắt nghĩa tại sao lại khổ đến vậy . Bạn đọc thân mến , không cần tự giấu  mình làm gì ,có phải chính bạn cũng thường có lúc vơ vẩn nghĩ về những con người tưởng xa lạ mà rất gần gũi ấy và bạn cũng chia sẻ với  tôi điều thắc mắc nói trên ? Nếu vậy, xin bạn hãy thanh thản giở tiếp những trang sách sau đây để đọc đến dòng cuối cùng . Tác giả tiểu thuyết Trường hn ca không định bảo ban hoặc khuyên răn ta ta điều gì mà chỉ đơn giản ghi lại cuộc đời một con người vừa may vừa không may là đã chót xinh đẹp hấp dẫn để chúng ta cùng ngẫm nghĩ .

Ghi chú

Tên sách Trường hn ca là mượn từ tên một bài thơ dài của Bach Cư Dị (772-846 ),trong đó kể về mối tình tha thiết mà bi thảm giữa Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi . Theo Nguyễn Hiến Lê , trong nguyên tác Trường hn ca còn có phần hay hơn T bà hành của cùng tác giả . Đã có nhiều bản dịch Trường hn ca ra tiếng Việt trong đó thường được khen và in lại là bài của Tản Đà . Bạn đọc có thể tìm cả nguyên tác lẫn bản dịch trong một số tập thơ Đường đã in .

QUẠ ĐEN

Những nhọc nhằn của kiếp người vốn là một chủ  đề  được văn học xưa nay ưa chuộng , và trong cuốn tiểu thuyết sau đây các  bạn  sẽ đọc , nhà văn nữ Cửu Đan (  sinh 1968 ) cũng đi theo con đường đó .

Tuy nhiên , cái cách khai thác chủ đề này  của Cửu Đan thì lại mang đậm dấu ấn thời đại  .

Câu chuyện xoay quanh những vui buồn của nhân vật chính Vương Dao ,  khi cô rời Bắc Kinh sang Singapore học tiếng Anh ,  đồng thời tính chuyện làm lại cuộc đời .

Nhân vật xưng tôi ở đây  đã trải qua những thử thách cay nghiệt . Đã lê la trong sự thiếu thốn vô phương khắc phục . Đã có lúc phải làm những công việc theo con mắt thông thường phải  gọi là dơ bẩn. Đã khi vô tình khi cố ý  lừa dối tống tiền ăn cắp … Thế nhưng theo tôi hiểu , điều  khiến nhân vật vừa cay đắng vừa hào hứng sống chính  là ở chỗ  cô không sao từ bỏ được mình . Vẫn  sáng suốt nhìn nhận cuộc đời ,  biết ai yêu mình ai ghét mình . Vẫn  tiêu tiền một cách thông minh.  Vẫn chìa  bàn tay nâng đỡ bạn bè những lúc khó khăn .  Vẫn kiêu hãnh  tự trọng , bởi biết rằng trong mình có cái phần tuyết sạch giá trong  không bao giờ bị cuộc đời phàm tục làm hỏng .  Nhất  là trái tim cô vẫn còn thổn thức thực sự .  Trong truyện , cô rất hay khóc mà không bao giờ đẻ lại cảm tưởng đó là tiếng khóc sướt mướt  giả tạo .

Một mặt ai cũng thấy  tình yêu của  Vương Dao  với Liễu Đạo   là một tình yêu không bình thường , tình yêu có nhiều khía cạnh  quái gở bệnh  hoạn  , tình yêu mà lúc đầu cô chỉ nghĩ  là chỗ dựa để có  tiền  . Song mặt  khác phải nhận cô đã  hết  mình với cuộc tình này ,  đã  rất hạnh phúc  vì nó để  rồi cuối cùng dám  làm tất cả  để giữ được nó  (trong cơn bột phát , Vương Dao  đã giết  con người mà cô yêu dấu ,  chỉ cốt  để vĩnh viễn giữ được người đó thuộc về mình — dù không có ý thức hoàn toàn nhưng ít ra thì trong vô thức là như vậy ) .

Thú thực ,  ấn tượng sâu sắc  hơn cả còn mãi trong tôi  khi đọc một số tiểu thuyết Trung quốc dịch ra tiếng Việt  mấy năm qua  như  Phế đô ( Giả Bình Ao ) Báu vật của đời   ( Mạc Ngôn ) … và giờ đây Quạ đen  không phải là một hai tính cách nào đó mà là cái phẩm cách của con người  Trung Hoa nói chung . Quyết liệt  . Cực đoan . Liều lĩnh . Sòng phẳng .  Đầy tình cảm nhưng cũng đầy lý trí . Và nhất là  cái sự tự tin  bẩm sinh không biết sợ là gì , cái cảm giác thường trực về sự sang trọng của bản thân mình dòng giống mình : Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng không để người ta coi thường , không hèn kém không phụ thuộc , mà cũng không chai lỳ hưởng thụ theo nghĩa nhặt nhạnh xin xỏ . Nhất  là khi trước mặt ta  lại là một người phụ nữ Trung Hoa thì cái sự đàng hoàng sang trọng ấy thật có sức lôi cuốn  ,  như lúc này đây  tôi bị Quạ đen lôi cuốn  , và càng về cuối tiểu thuyết  càng bị lôi cuốn  , đến mức rời quyển sách ,  vẫn phải nghĩ mãi về cái ấn tượng mà nhân vật để lại trong tâm trí . Ban đầu tôi cũng chỉ xem Quạ đen như một thứ hàng chợ , nếu có hấp dẫn  thì  may lắm  chỉ là ở chỗ đi vào một đề tài lạ . Song càng đọc , càng  thấy cuốn tiểu thuyết này không tầm thường chút nào . Lại chợt  nhớ  lời khen mà người ta thường dành cho  Người đàn bà và con chó nhỏ của Tchékhov : trong khi xử lý một đề tài  đã quá cũ kỹ sáo mòn ,  tác giả vẫn  biết mang tới cho nó một  ý nghĩa nhân bản cao đẹp. Hình như ở đây, trong chừng mực nào đó , tác giả Quạ đen cũng đã làm được một việc tương tự .

SỰ HẤP DẪN BẮT NGUỒN TỪ BẢN NĂNG GỐC

Nhân đọc Báu vt ca đời

Tuyết có mùi tanh của máu ..óc người tung toé khắp mặt đất như bãi cứt chim mới ỉa…Gia đình này có năm đứa con trai cả thảy đều câm…Mụ chủ một công ti làm ăn phát đạt kia có cái hỗn danh chính xác theo nghĩa đen :Kim một vú…Cái kỳ dị  của con người và cuộc sống có mặt trên nhiều trang sách Báu vt ca đời và đấy là một  trong nhiều yếu tố làm nên chất hiện đại của tác phẩm .Nhưng kỳ dị nhất mà cũng hấp dẫn nhất là cái góc nhìn riêng tác giả đã chọn để khái quát hiện thực . Nối tiếp nhau,chồng chất lên  nhau,các sự kiện xã hội xã hội chính trị ào ào  ập đến như tuyết tan như băng lở chỉ trong có vài chục năm mà ngỡ như đã qua  hàng trăm năm .Thế nhưng điều thú vị là ở chỗ  tác giả đã đặt chúng trong sự cảm nhận cụ thể của con người Trung Hoa .Trong khi hoặc chủ động hoặc bị động tham gia vào các biến động xã hội,mỗi nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này đều hiện ra với nhu cầu muôn thuở mà đời sống đã đặt vào họ . Ngay ở chương một ,việc quân Nhật tràn đến  vùng Cao Mật được miêu tả đồng thời với việc bà Lỗ và con lừa nhà Thượng Quan  cùng dở dạ đẻ mà cuộc sinh nở nào cũng nhớp nhúa  nhày nhụa .Từ đó về sau,các sự kiện lớn lao khác từ cuộc chiến đấu chống Nhật tới những ngày kháng chiến thắng lợi rồi Cách mạng văn hoá,rồi Cải cách mở cửa …đều được con người tiếp nhận với cái khí chất cụ thể và những ràng buộc giới tính ngàn đời sẵn có ở họ . Những mối quan hệ  sinh lý là một phần không thể thiếu cuả đời sống;trong khi làm mọi việc lớn lao người ta không ai có thể quên nổi cái bản năng gốc,hơn thế nữa,theo cách miêu tả của tác giả thì chính cái ham muốn thường trực ấy là nguồn động lực chi phối họ hoạt động và làm nên vẻ cao đẹp của họ .Không phải nguỵ biện mà thực ra một nhân vật trong truyện đã nói một cách  chính xác rằng  làm tình là một hành vi cực kỳ nghiêm chỉnh  (tr.534 )Bởi vậy,mặc dù những cuộc ăn nằm  chung chạ và hình ảnh những bộ phận nhạy cảm trong cơ thể phụ nữ được miêu tả dày đặc trong hơn 800 trang sách,song chúng không gợi cảm giác bẩn thỉu hay kinh tởm mà lại có thể làm nảy sinh trong lòng người đọc ý nghĩ về sự huyền diệu của đời sống.Lại nhớ những lời ca ngợi của W.Durant  trong cuốn Lch s văn minh Trung quc do Nguyễn Hiến Lê dịch ,theo đó ,dân tộc Trung Hoa vốn mạnh mẽ về thể chất và tinh  thần tới mức có thể nói “không có dân tộc nào lực lưỡng hơn và thông minh hơn” họ  “chống được bệnh tật mạnh hơn,lấy lại sức lực mau hơn sau một tai hoạ  hoặc những đau khổ” , “chết rồi lại hồi sinh “. Báu vt ca đời cũng như nhiều cuốn tiểu thuyết khác như Phế đô góp phần khẳng định thêm những điều mà mà Durant đã nhận xét.Chắc chắn một dân tộc như thế sau những tai hoạ lớn thì sức bật dậy cũng  không sao dự tính nổi .

THÀNH PHỐ KHÔNG MƯA

Cái tên mang màu sc n d

Trong cách nói của người Trung quốc ( và có người bảo là của cả phương Tây ) , hình ảnh bức thành ban đầu nhiều khi  được dùng để chỉ đời sống tình ái vốn là một phương diện tế nhị bậc nhất của con người ta, rồi mở rộng ra chỉ cái oái oăm phức tạp , vừa đáng yêu vừa chán ngắt của đời sống nói chung , nó khiến người ta “ khạc không ra nuốt không vào  “ , mà vẫn phải sống và thường khi  cũng ham sống nữa .

Trong cuốn Vòng đời vây ba của Tiền Chung Thư  ( tiểu thuyết này  có tên trong một số cuộc thăm dò nhằm chọn ra 100 cuốn sách có ảnh hưởng nhất  Trung quốc thế kỷ XX ) có một đoạn hai nhân vật bàn luận với nhau  như sau :

Người thứ nhất : “ Tôi đã có lần  nói chuyện với Bertie ( tức triết gia nổi tiếng Bertrand Russell ) về những cuộc li dị của ông. Ông dẫn một câu tục ngữ nói rằng hôn nhân như chiếc lồng sơn son thiếp vàng . Chim ở ngoài  muốn làm ổ trong lồng mà  chim trong lồng muốn bay ra ngoài . Người ta  cưới nhau rồi li dị , li dị rồi lại cưới  cứ như vậy không bao giờ hết cái trò ấy “

Và người thứ hai :  “ Ở Pháp cũng có một  từ ngữ  ý nghĩa giống vậy . Người Pháp không bảo hôn nhân là cái lồng son mà bảo là một toà thành bị vây , người ở thành muốn vào thành , mà người ở trong thành lại muốn ra ngoài “ .

Chúng tôi muốn nhắc lại  câu chuyện đó để thử đoán ra  ngụ ý nằm sau cái cách  nhà văn Thiết Ngưng đặt tên cho cuốn sách của mình : Dường như ý bà muốn  nói đây là một cuốn sách viết về tình yêu , nhưng là tình yêu hiện đại  , tình yêu được sự hướng dẫn của lý trí , thành ra nó có vẻ hơi khô một chút . Khô theo cái nghĩa nó không được đẩy tới cùng ,  mà  dang dở , không có hậu …( thật chẳng khác gì một  thành phố  không mưa !) . Song không sao , thời nay là vậy , con người hiện đại là con người biết  vượt lên trên những yêu thích cá nhân để  đóng cho trọn cái vai trò xã hội  mà họ đã tự nguyện đảm nhận , và có do thế mà họ mang tiếng xấu như lừa dối , phản bội , thì cũng phải chịu .

Xu thế thi đại

Có một cách nghĩ khá phổ biến cho rằng khi đã yêu nhau , con người phải biết hy sinh , tức là dám bỏ hết tất cả để sống cho  nhau , nhờ vậy có dịp  sống đúng sống hết cái phần nguyên bản trong trắng nơi mình . Lại có người nghĩ tình yêu là quan trọng ,  nhưng trong đời  sống , có những cái còn quan trọng hơn ,  kẻ chỉ biết mê muội chạy theo tình yêu chính ra phải gọi đích danh  là kẻ  tầm thường . Bên này bảo bên kia lãng mạn cổ lỗ,   trong khi  bên kia cãi  lại là sự thực dụng giết chết tình cảm  . Nghe  ra ai cũng có cái lý của mình  , tuy nhiên , khách quan mà xét ,  phải nhận cái khuynh hướng thứ hai nói ở trên ngày càng trở nên phổ biến , bên trời Tây cũng vậy mà Trung quốc ngày nay cũng vậy . Đây cũng là cái kết cục phải tới của  mối tình giữa người đàn bà say mê mang tên Hữu Giai và người đàn ông tỉnh táo ( đúng hơn là ban đầu cũng rất say mê , rồi sau mới tỉnh táo trở lại ) mang tên  Vận Triết  được miêu tả ở  Thành ph không mưa . Theo ý tôi hiểu , cách giải quyết mà nhà văn Thiết Ngưng trình bày ở đây  không phải là phát hiện hoặc đề xuất của riêng bà , chẳng qua bà chỉ làm công việc ghi lại một xu thế của thời đại . Cố nhiên tác giả đã làm việc này theo kiểu của một nhà văn , trong khi diễn tả sự chiến thắng của một xu thế suy nghĩ thì đồng thời  cũng chỉ ra những đau xót mất mát mà nó mang lại , và cả cái vô nghĩa khi nó  thắng thế  . Sự trung thực của ngòi bút ở đây như vậy bao hàm sự  thấu hiểu lẽ đời , nó cũng đồng nghĩa với sự đi sát được những vận động phong phú  của đời sống .

và ct cách dân tc

Trong văn hoá Trung Hoa , các ý niệm về tôn ty trật tự , nói chung là lý tính , vốn có vai trò chủ đạo . Nếu như người Việt nặng về tình ,  thì người Trung Hoa từ thời cổ thường  đã có khuynh hướng vượt lên tình để nói tới lý , và một khi hướng hành động của mình theo sự tính toán lâu dài , có mang tiếng là tàn nhẫn , vô cảm  ,  là lạnh là ác  gì gì nữa ,  họ cũng không ngại  . Thành thử cái sự giải quyết tình yêu kiểu như Thành ph không mưa không phải một sự học đòi phương Tây  mà vẫn mang màu sắc Trung quốc . Cho đến cả người vợ  nhà quê của Vận Triết cũng rất Tàu , với nghĩa bà  biết thích ứng , biết chấp nhận , nhập  ngay được vào cuộc sống mà từ trước bà chưa hề hay biết . Từ tất cả cái nền chung làm nên bằng toàn bộ các chi tiết  được miêu tả trong tác phẩm ( chuyện làm giàu , chuyện đi tây , chuyện nước ngoài đến đầu tư , chuyện tham nhũng , và cả chuyện “khủng bố “ nữa , khủng bố theo kiểu dân gian … )  tính gộp cả lại ,  thì thấy  Thành ph không mưa là bức tranh toàn diện về cuộc sống của con người Trung Hoa hôm nay . Sau một thời gian đóng cửa chỉ biết có mình ,  từ  cuộc cải cách 1976, họ tự tin đi ra với thế giới , cái nội lực tích luỹ được trong  nền văn hoá rực rỡ  vốn có nay càng được dịp phát huy . Nhờ vậy ,  một trong những dân tộc già nhất của lịch sử  lại đang trở thành một trong những dân tộc trẻ nhất của nhân loại hiện đại .

Ghi chú về tác gi

Tháng 8.1982, truyện ngắn Ôi, Hương Tuyết của cây bút nữ còn rất trẻ, hầu như chưa ai biết tên, xuất hiện trên Tp chí Văn hc tr, lập tức được bạn đọc và giới văn học Trung Quốc hết sức chú ý. Câu chuyện rất đơn giản: cứ chiều nào cũng vậy, các cô sơn nữ ở một bản miền núi hẻo lánh, xa xôi, lại ra đón chuyến tàu chỉ dừng lại ở quê mình đúng một phút. Chỉ một phút thôi, các cô gái trông thấy những thứ rất xa lạ với bản nhỏ quê hương như cái kẹp tóc, đồng hồ đeo tay, cái túi xách giả da, đôi giày, bộ trang phục của khách đi tàu… Tất cả đều là những câu chuyện để các cô gái bàn tán, suy tư. Trong sự hiếu kỳ kia là ước mơ vươn tới một cuộc sống tươi đẹp. Câu chuyện đậm chất lãng mạn, tâm lý nhân vật sâu sắc. Tác giả đứng ở góc độ một người thành phố để kể chuỵên, nhưng với một tâm hồn nhạy cảm, một tấm lòng đôn hậu, tỏ ra đồng cảm, yêu thương đối với nhân vật, nhận ra một thời đại mới trong cái non nớt, ấu trĩ qua tâm lý các cô gái miền núi kia. Truyện ngắn này là bước đầu tiên của Thiết Ngưng đến với sự nghiệp văn chương và các nhà phê bình văn học coi đó là tác phẩm “thành danh” của bà.

Sau đấy, tác giả cho ra đời một loạt truyện ngắn, truyện vừa khác khẳng định tài năng của mình như Người đàn bà cha và con bò, Người con gái ca dòng sông, Tm áo đỏ không cúc (Giải thưởng truyện vừa xuất sấc năm 1982), Câu chuyn tháng sáu (Giải thưởng truyện vừa xuất sắc năm 1984), Đống rơm (Giải thưởng truyện vừa ưu tú năm 1986 – 1987). Thiết Ngưng còn có nhiều truyện vừa khác như Đối din, Vĩnh vin không xa (bản tiếng Việt đăng trên tạp chí Văn hc nước ngoài số tháng 1.2001) rất được hoan nghênh. Thời kỳ đầu, Thiết Ngưng thường viết về những con người và sự việc bình thường trong cuộc sống, bà đi sâu vào nội tâm nhân vật, từ đó nói lên được những mâu thuẫn và đau khổ, ước mơ và con đường vươn tới của những con người bình dị mà hầu hết là những số phận phụ nữ nông thôn.

Bộ tiểu thuyết Ca hoa hng xuất bản năm 1988 đánh dấu bước ngoặt trong sáng tác của Thiết Ngưng. Trong tác phẩm này, tác giả thông qua cuộc cạnh tranh sinh tồn của ba thế hệ phụ nữ trong một gia đình để chỉ ra những xấu xa, nhơ nhớp trong cuộc sống. Khát vng thi con gái (Bản tiếng Việt do Nhà xut bn Thanh niên xuất bản quí I – 2003) lại là nỗi khát khao được  sống, làm việc, hưởng hạnh phúc chân chính, nhỏ bé của những người con gái lớn lên trong thời cải cách mở cửa và của lớp cha mẹ họ bị đoạ đầy khổ ải trong cách mạng văn hoá.

Một bài bình luận về Thiết Ngưng đăng trên Nhân dân nht báo ngày 7.3.2001 nhấn mạnh: “Bất cứ một kỳ tích nào cũng có thể thấy ở Thiết Ngưng, bởi nhiều năm qua bà như một thầy phù thuỷ có sức cảm thụ nhạy bén, đầu óc tưởng tượng phong phú, khả năng khám phấ sâu sắc, trình độ hiểu biết và phân tích hiếm có cũng kỹ xảo tinh tế… Tác phẩm của Thiết Ngưng luôn luôn được người đọc trân trọng đón nhận. Hiếm thấy trên văn đàn một nhà văn nào có thể cuốn hút người đọc lâu bền đến thế…”

Thiết Ngưng sinh năm 1957 tại Bắc Kinh, bà là nhà văn trẻ nhất trong số các nhà văn xuất thân từ lớp “thanh niên trí thức” – những thanh niên học sinh, sinh viên phải về nông thôn lao động lâu dài để “giai cấp bần nông giáo dục lại”, theo cách nói hồi cách mạng văn hoá ở Trung Quốc. Hiện tại bà là Phó chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc.

SƠN LÊ


*Bản  trích dịch ra tiếng Việt mang tên Những người cùng thời , NXB Văn học 1987., NXB Văn nghệ TP HCM in lại ,2000 .

* Xem M.Kusnetsov – Tiu thuyết Xô viết, nhng con đường và nhng tìm tòi, M.1980, trang 136-138.

Bình luận về bài viết này