Cho con bỏ học vì thấy học không để làm gì !


Câu này trong diễn văn của bà Drew G. Faust, hiệu trưởng Trường đại học Harvard: “Bản chất của một trường đại học là trách nhiệm độc nhất vô nhị của nó với quá khứ và tương lai, chứ không chỉ đơn giản với hiện tại (…). Một trường đại học vừa nhìn về phía trước, vừa nhìn lại quá khứ theo những cách bắt buộc phải mâu thuẫn với mối bận tâm hoặc đòi hỏi nhất thời của công chúng. Trường đại học cam kết với sự vô thời hạn, và những sự đầu tư này sẽ tạo ra mùa gặt mà chúng ta không thể dự đoán và thông thường không thể đo lường được” (Giáo dục đại học – trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai,


Cắt nghĩa hiện tượng hơn một trăm ngàn học sinh cả nước bỏ học, nhiều người đã nêu ra những cái cớ cụ thể: chương trình nặng, học phí tăng, hoặc học trò không hào hứng…Có thể lý do một phần là như thế –, trong hoàn cảnh giá cả leo thang đời sống bối rối, cái hiện tượng kỳ cục này vẫn cần được chúng ta dành nhiều tâm trí để cùng chăm chú suy nghĩ và chắc càng bàn càng nhiều phát hiện thú vị. Dưới đây tôi muốn bàn rộng ra một chút bằng cách đặt chuyện học sinh bỏ học vào trong định hướng sống của con người hiện nay.
Chỉ nói học sinh bỏ học e chưa chặt chẽ lắm. Các em chưa đến tuổi tự mình quyết định mọi việc trên đời. Tức các em không thể bỏ học nếu bố mẹ không cho phép. Vậy thực chất câu hỏi “ tại sao các em bỏ học ?’ phải “dịch” ra thành : “tại sao bố mẹ cho các em bỏ học?”.
Giả sử tôi đang sống ở một tỉnh thuộc loại “xương xẩu” nào đó, và gia đình nghèo nghèo tội tội, chỉ tạm đủ ăn, sau đây là lý lẽ khiến tôi cho con nghỉ học.
Vâng, có ngớ ngẩn đến mấy thì tôi cũng biết rằng con người ta phải lo học rồi mới nên người. Các phương tiện truyền thông công cộng hàng ngày vẫn rót vào tai tôi rằng đất nước trong thời hội nhập càng ngày càng cần người có lao động có tay nghề. Bây giờ mà học giỏi ấy ư, khối công ti nước ngoài họ tuyển mộ, lương tháng hàng chục vé là cái chắc.
Nhưng tôi lại biết ngay là nền giáo dục này đâu có đào tạo nổi những người giỏi giang đó. Phải du học kia, lấy đâu ra tiền để tôi cho con đi học bây giờ.
— Ai bảo ông leo cao cho ngã đau? Xin ông hãy cứ nghĩ là con ông học xong đi làm nhà nước đã, không tuyệt vời sao?
— Thứ nhất trường dạy nghề không có, chỉ mỗi cách năm nọ tiếp năm kia, chen nhau học mãi lên. Nhưng thi cử khó, một trăm học sinh hết phổ thông chỉ độ ba chục gì đấy vào đại học. Tôi đâu đủ sức cơm đùm cơm nắm theo mãi, nhất là khi thấy học phí lại ngày mỗi tăng .
Thứ hai, có học xong đại học nữa, chắc gì đã xin được biên chế nhà nước. Cơ quan nào bây giờ người ta cũng khép kín, cha về thì dúi con vào thay. Ngoài ra, còn ít chỗ là để các ông ấy mua bán, mỗi xuất vài chục triệu, nó đã là luật , không có tiền thì đừng tính chuyện tuyển dụng gì hết.
Thứ ba, giá kể giỏi giang xin được vào cơ quan rồi, thì cũng chắc đâu là có sử dụng đến cái kiến thức mình học được. Các sếp có cách làm riêng, mình mang bài bản ra bàn chỉ tổ làm cho các sếp bực mình.
… Theo cách nghĩ dân gian thì đại khái cái sự ngược đời “cho con bỏ học” đã diễn ra vì lý do như vậy. Thật trớ trêu, hóa ra ở đây hiệu quả kinh tế lại nổi lên như là nhân tố chủ đạo.
Giáo dục là để đào tạo con người. Song trong đời sống hàng ngày, những cái đó còn hơi trừu tượng. Nay là lúc trên thế giới này, con người làm gì cũng tính tới đồng tiền thu về. Càng nghèo, càng phải tính. Chọn sự giáo dục cho con cái cũng là một cách đầu tư. Và người ta còn tính mua vào làm gì, nếu cảm thấy cái cổ phiếu có trong ta sẽ chẳng sinh lời như mong muốn.
Càng phát triển kinh tế càng hội nhập thì những yếu kém của giáo dục hiện thời càng bộc lộ. Trường sở chỉ có bộ khung, phương tiện học tập thiếu; sách giáo khoa cổ lỗ; các thày các cô được đào tạo cẩu thả qua loa, vào nghề không phải do yêu trẻ mà chỉ do thời buổi này nghề cầm phấn cũng kiếm ra tiền, chả kém gì hải quan thuế vụ; chuyện tiêu cực cấm chỗ này phòi ra chỗ khác….Người ta cho con bỏ học còn là vì ngán những chuyện đó. Biết là làm liều, là buông thả. Song khi mà trên phạm vi xã hội , bao nhiêu sự góp ý vẫn chỉ như‘ nước đổ lá khoai”– những người thấp cổ bé họng chỉ còn có cách phản ứng lại một cách tiêu cực.
Đặt hiện tượng học sinh bỏ học trên cái nền chung của bức tranh xã hội, tôi muốn xem nó cũng tương tự như chuyện công nhân nhiều xưởng máy đình công. Vạn bất đăc dĩ mới phải làm thế, chứ nào ai thích thú gì ! Để diễn tả sự thất vọng sâu sắc trước những thực tế trì trệ, người ta không có cách nào khác.
Nên biết là ngoài những bậc cha mẹ liều lĩnh như trên, trong dân, số người nhút nhát ăn non đông hơn. Họ cũng đã ngán nền giáo dục này tới tận cổ. Không thể không cho con đi học. Song họ chỉ lo cầm chừng, ngoài ra buông lỏng chúng chơi bời hưởng thụ cho qua ngày. Xã hội thiệt thòi bao nhiêu vì tình trạng lãn công này !
Tôi dự đoán đây là một xu thế sẽ còn tiếp tục. Một nền giáo dục chỉ đào tạo được một lớp trẻ với mớ kiến thức dang dở và một cách sống bon chen giả dối – nền giáo dục đó thực tế đã giết dần ham muốn học hỏi của con người. Trên tờ Thể thao & văn hóa đầu tháng 2-2008, có người đã khái quát giáo dục VN hiện thời thiếu tính nhân văn. Tiếc rằng bài viết triển khai còn thiếu thuyết phục nên sau đó cũng không thấy ai bàn thêm.

(Tuổi Trẻ ngày 16-10-2007)

Post a comment or leave a trackback: Trackback URL.

Bình luận

  • Nguyễn Hồng Minh  On Tháng Bảy 9, 2020 at 2:26 sáng

    Thời gian thay đổi người thay đổi
    Bây giờ đọc lại bài viết từ năm 2007 cảm nghĩ hơi buồn cười. Giờ đây thời gian đã khác và thế là con người cũng khác bởi vì xã hội khác hay sao? Và đúng thế nó khác xa với năm 2007 quá chừng, cho dù mới hơn chục năm.
    Cái giống nhất đó là chi phí đại học cao vọt, và sẽ còn cao nữa bởi đây là công cụ kìm hãm hay nó chính là nguyên nhân của những nguyên nhân. Tại sao tôi lại nói thế, có nhiều nguyên nhân nhưng thuyết âm mưu không loại trừ việc tăng này là tăng theo ý muốn.
    Các công ty đủ lớn về tiềm lực và năng lực tới mức điều chỉnh được lực lượng lao động. Giờ đây VN sẽ còn dài dài có lực lượng lao động giá thấp, bởi cứ tăng giá đào tại đại học thì đương nhiên người dân chỉ đủ để cho con học cao đẳng, trung cấp, nghề và thế là tiềm lực của đất nước vì thế mà hao hụt đi. Cân bằng xã hội bị đẩy lùi xa đi, người dân có con đủ khả năng về năng lực nhưng lại nghèo thành ra phải đi làm lao động giá trị thấp và đó là mục tiêu của các công ty. Đất nước mất tiềm năng đi, người dân kéo dài sự nghèo thêm.
    Ngược lại, những người giầu nhưng không tương đương với khả năng của con cái họ thì vẫn cho con cái học đại học được, và số lượng ấy nhiều tức là người tài không thực tài có mức độ len lỏi vào xã hội cao thêm và tạo ra rủi ro bất ổn xã hội sau này, rồi chúng ta sẽ gặp vấn đề này nay mai thôi.
    Người dân lanh lẹ hoặc các cán bộ khác muốn có tiền cho con học đại học thì sẽ tìm đủ mọi cách làm giầu bất chấp che giấu được pháp luật, giá đào tạo đại học tăng làm tăng thêm tệ nạn tham nhũng.
    Như vậy giờ đây, tôi không ép mọi người mà khi ấy người dân không còn lựa chọn nào khác là phải đi vào cái cửa đã mớm của xã hội, đã mớm của chính sách, xu hướng mà các chính sách, xu hướng, cửa ấy lại được điều chỉnh theo mon muốn của các công ty…từ từ sẽ hình thành lên những tầng lớp mới …người ta sẽ luôn giải thích rằng là duy trì phát triển kinh tế, hoặc lấy con bài kinh tế làm trọng tâm để lơi là đi việc này, hoặc từ nhỏ các bất cập làm tăng độ đàn hồi của xã hội, tăng thêm tính giai cấp, và dần dần hình thành lên những xu hướng bóp nghẹt hoặc hạn chết sự lựa chọn của người dân, xã hội từ từ bị mất cân bằng hoặc thiết lập cân bằng mới với sự thay đổi của nó.
    Hoa Phong.

  • Ẩn danh  On Tháng Năm 14, 2018 at 9:08 chiều

    ai cung bao nuoi gi may cho kho . com bung . nuoc giot . nhung da bao lan may duoi con ran doc cuu tao . chi tao biet va tao cung chang noi voi ai . meo oi .

  • bán loa cũ  On Tháng Mười 5, 2014 at 10:27 chiều

    You really make it seem so easy with your presentation however I to
    find this topic to be actually something that I think I would never understand.
    It kind of feels too complicated and extremely broad for me.
    I’m taking a look forward to your next put up, I will try to get the cling of it!

Trackbacks

  • By xe audi mini on Tháng Mười 16, 2014 at 3:01 chiều

    xe audi mini

    Cho con bỏ học vì thấy học không để làm gì ! | VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

  • By Thạc Đức Gia » Blog Archive » Ngẫm… nghĩ on Tháng Sáu 22, 2011 at 8:55 sáng

    […] hàng thuê còn nghĩ có lúc có cái điện thoại di động, cái xe máy. (đọc thêm : Cho con bỏ học vì thấy học không để làm gì […]

Bình luận về bài viết này